Sửa chữa nhà không thay đổi kết cấu gồm những gì?

2.5/5 - (369 bình chọn)

Theo thời gian, ngôi nhà có thể trở nên lạc hậu về không gian bên trong và bên ngoài. Chính vì thế, việc sửa chữa nhà được nhiều người lựa chọn để làm mới căn nhà của mình. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng rằng sửa chữa nhà sẽ làm thay đổi kết cấu. Thực tế bạn vẫn có thể sửa nhà mà không thay đổi kết cấu bên trong. Vậy sửa chữa nhà không thay đổi kết cấu gồm những công việc nào? Có cần xin phép không? Hãy cùng Xây dựng Mộc Trang tìm hiểu chi tiết trong bài viết này. Cùng với đó là lưu ý khi thực hiện

Sửa chữa nhà không thay đổi kết cấu là gì?

Ngôi nhà không chỉ là nơi trú ngụ, mà còn là tổ ấm của mỗi gia đình. Đây là không gian để các thành viên tìm thấy sự thư giãn, thoải mái. Cùng với đó là sự bình yên sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng. Không gian sống trong ngôi nhà có ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần, sức khỏe. Ngoài ra là hiệu suất làm việc mỗi cá nhân trong gia đình. Chính vì thế, việc duy trì và cải thiện chất lượng nhà ở là điều vô cùng quan trọng. Khi ngôi nhà xuống cấp, nhiều gia đình thường lựa chọn phương án sửa chữa. Thông qua đó giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.

Sửa chữa nhà không thay đổi kết cấu, là quá trình cải tạo, nâng cấp các hạng mục trong công trình. Đồng thời không làm thay đổi cấu trúc kết cấu cơ bản của ngôi nhà. Quá trình này có thể bao gồm việc cải tiến các yếu tố nội thất và ngoại thất. Ví dụ như sơn lại tường, thay cửa, nâng cấp hệ thống điện nước. Hoặc thay đổi các chi tiết trang trí để cải thiện công năng sử dụng. Đồng thời tạo ra một không gian sống tiện nghi và hiện đại hơn. Mục tiêu của sửa chữa nhà không chỉ là nâng cao thẩm mỹ mà còn đảm bảo sự bền vững. Cùng với đó là sự an toàn trong suốt quá trình sử dụng lâu dài.

Sửa chữa nhà không thay đổi kết cấu là gì?

Sửa nhà không thay đổi kết cấu có cần xin phép không?

Một trong những điều nhiều người thắc mắc là việc sửa chữa nhà không thay đổi kết cấu có cần xin phép không. Theo khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, được sửa đổi, bổ sung theo khoản 30 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14, hầu hết các công trình xây dựng đều phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trừ những trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật.

Theo điểm d, khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng, có hai trường hợp cụ thể mà việc sửa chữa, cải tạo nhà ở không cần xin giấy phép xây dựng, bao gồm:

  • Công trình chỉ thực hiện các sửa chữa nhỏ. Ví dụ như sơn sửa, thay thế nội thất, cải tạo không gian bên trong.
  • Không tác động đến hệ thống móng, tường chịu lực, kết cấu khung, sàn hoặc mái nhà.
  • Phù hợp với quy hoạch xây dựng,. Đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.
  • Các công trình có thay đổi về kiến trúc mặt tiền. Ví dụ như sơn lại, thay đổi cửa sổ, lan can. Tuy nhiên nó không nằm trên tuyến phố có quy định quản lý kiến trúc đô thị.

Nếu công trình không thuộc trường hợp trên, chủ đầu tư cần phải xin phép sửa chữa. Việc xin phép cải tạo thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền trước khi tiến hành thi công. Như vậy việc sửa nhà không thay đổi kết cấu không cần xin phép

Sửa nhà không thay đổi kết cấu có cần xin phép không?

Việc sửa chữa nhà không thay đổi kết cấu gồm những việc nào?

Chuẩn bị hồ sơ xin phép sữa chữa cải tạo ngôi nhà

Mặc dù việc sửa chữa nhà không thay đổi kết cấu không cần xin phép. Tuy nhiên, để tránh gặp phát sinh không mong muốn thì bạn nên chuẩn bị hồ sơ cải tạo. Theo Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ cần đảm bảo đầy đủ các tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở. Được lập theo Mẫu số 01, Phụ lục II của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
  • Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra là quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Hoặc các tài liệu hợp pháp khác chứng minh quyền quản lý công trình.
  • Trường hợp công trình thuộc sở hữu chung, cần có văn bản đồng ý của các đồng sở hữu.
  • Bản vẽ hiện trạng các hạng mục dự kiến sửa chữa, cải tạo. Có chữ ký xác nhận của chủ đầu tư và đơn vị thiết kế.
  • Ảnh chụp thực tế công trình tại thời điểm xin cấp phép.
  • Sơ đồ vị trí công trình trên lô đất. Kèm bản vẽ mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt của bộ phận sửa chữa, cải tạo.
  • Được thực hiện bởi đơn vị thiết kế có chứng chỉ hành nghề. Đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn xây dựng hiện hành.
  • Một số công trình ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, hệ thống kỹ thuật. Lúc này cần có bản vẽ kỹ thuật chi tiết và báo cáo đánh giá tác động.

Chuẩn bị hồ sơ xin phép sữa chữa cải tạo ngôi nhà

Các công việc sửa chữa nhà không thay đổi kết cấu

Qua thời gian, ngoại thất và nội thất của công trình xuống cấp. Từ đó ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng không gian sống. Chính vì vậy, nhiều gia chủ mong muốn sửa chữa, cải tạo lại ngôi nhà. Thông qua đó tạo nên một không gian sống tiện nghi, hiện đại và thoáng đãng hơn. Ngoài ra, việc cải tạo sửa chữa nhà không thay đổi kết cấu còn giúp điều chỉnh phong thủy. Thông qua đó mang lại sự hài hòa, may mắn và tài lộc cho gia chủ. Cụ thể các công việc như sau:

Tư vấn và báo giá sửa chữa

  • Đội ngũ thi công và gia chủ sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng nền móng. Ngoài ra là kết cấu, tường, trần nhà,  điện nước để đánh giá mức độ hư hỏng.
  • Đề xuất các phương án sửa chữa phù hợp. Đảm bảo tính thẩm mỹ, công năng và an toàn cho công trình.
  • Dựa trên kết quả khảo sát, đơn vị thi công sẽ lập bảng số liệu chi tiết. Trong đó bao gồm danh mục hạng mục cần sửa chữa.
  • Báo giá từng hạng mục theo yêu cầu của gia chủ, đảm bảo minh bạch. Đồng thời tối ưu chi phí và không phát sinh ngoài kế hoạch.

Thực hiện cải tạo sửa nhà

  • Thiết kế lại mặt tiền, sơn sửa tường. Thay đổi cửa chính, cửa sổ, ban công để tạo vẻ ngoài sang trọng, hiện đại hơn.
  • Thay đổi phong cách nội thất, sử dụng vật liệu mới, tối ưu không gian sống.
  • Mở rộng không gian phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ.
  • Bố trí lại các khu vực chức năng, tăng cường ánh sáng và sự thông thoáng trong nhà.
  • Tăng cường lớp sơn chống thấm, xử lý nứt tường, thấm dột. Từ đó bảo vệ công trình khỏi tác động của thời tiết.
  • Sơn lại trần nhà, tường nhà, giúp không gian sáng sủa, sạch đẹp hơn.
  • Nâng cấp nhà vệ sinh, phòng bếp và các không gian khác
  • Thay thế, sửa chữa hệ thống ống nước, bồn rửa, thiết bị vệ sinh, tủ bếp.
  • Thiết kế lại không gian nhà bếp để tối ưu công năng và đảm bảo thẩm mỹ.
  • Cải tạo hệ thống điện, thay mới đường dây cũ kém an toàn.
  • Lắp đặt thêm ổ cắm, đèn chiếu sáng, hệ thống nước nóng lạnh phù hợp nhu cầu sử dụng.
  • Lắp đặt hệ thống chiếu sáng thông minh, chống trộm.
  • Lát lại sàn nhà bằng gạch, đá, gỗ công nghiệp hoặc sàn nhựa cao cấp.
  • Làm trần thạch cao, trang trí trần nhà hiện đại, sang trọng.

Các công việc sửa chữa nhà không thay đổi kết cấu

Những lưu ý khi thực hiện sửa chữa nhà không thay đổi kết cấu

Xác định rõ mục đích và hạng mục cần sửa chữa

Trước khi quyết định sửa chữa nhà không thay đổi kết cấu, gia chủ cần xem xét kỹ tình trạng công trình và xác định rõ:

  • Ngôi nhà có thực sự cần sửa chữa không? Nếu nhà vẫn còn đảm bảo chất lượng, có thể chỉ cần cải tạo nhẹ. Ví dụ như sơn lại tường, thay thế một số thiết bị hư hỏng.
  • Những hạng mục nào cần sửa chữa? Cần lên danh sách cụ thể các công việc như sửa chữa mái nhà. Ngoài ra là chống thấm, cải tạo nội thất, nâng cấp hệ thống điện nước…
  • Tránh bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài. Khi đã có kế hoạch chi tiết, gia chủ sẽ không bị dao động. Đặc biệt khi đơn vị thi công đề xuất thêm các hạng mục không cần thiết.

Dự trù kinh phí – hạn chế phát sinh ngoài kế hoạch

  • Xác định ngân sách hiện có và lên phương án tài chính phù hợp. Từ đó tránh tình trạng thiếu hụt giữa chừng gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
  • Tính toán kỹ các chi phí dự trù. Trong đó bao gồm chi phí vật liệu, nhân công, thiết bị. Ngoài ra là chi phí phát sinh chiếm 10-20% tổng ngân sách.
  • So sánh báo giá từ nhiều nhà thầu để chọn ra phương án tối ưu. Thông qua đó tránh bị “đội giá” trong quá trình thi công.

Xác định rõ mục đích và hạng mục cần sửa chữa

Lựa chọn nhà thầu uy tín, chuyên nghiệp

  • Thay vì thuê thợ không chuyên, gia chủ nên chọn công ty hoặc nhà thầu có kinh nghiệm. Đảm bảo uy tín trong lĩnh vực xây dựng và sửa chữa nhà không thay đổi kết cấu
  • Một đơn vị chuyên nghiệp sẽ giúp đảm bảo chất lượng thi công, tiến độ. Đồng thời tiết kiệm chi phí lâu dài, hạn chế tối đa các sai sót. Cùng với đó hạn chế công trình xuống cấp nhanh chóng sau khi sửa chữa.
  • Kiểm tra hợp đồng thi công rõ ràng, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm giữa hai bên.

Lựa chọn thời điểm thi công hợp lý

  • Tránh sửa nhà vào cuối năm vì đây là thời điểm nhu cầu sửa chữa tăng cao. Từ đó dẫn đến giá nhân công và vật tư bị đội lên đáng kể.
  • Giai đoạn cuối năm cũng thường xuyên gặp tình trạng thời gian gấp rút, thợ làm vội. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  • Thay vào đó, gia chủ nên chọn đầu năm hoặc giữa năm. Thông qua đó có mức giá tốt hơn, thời gian thi công linh hoạt hơn.

Lựa chọn nhà thầu uy tín, chuyên nghiệp

Chuẩn bị điều kiện thi công đầy đủ, tối ưu tiến độ

  • Dọn dẹp mặt bằng trước khi thi công để tạo điều kiện thuận lợi. Thông qua đó tránh mất thời gian chuẩn bị sửa chữa nhà không thay đổi kết cấu
  • Sắp xếp kế hoạch tạm trú nếu cần, nhất là khi sửa chữa toàn bộ ngôi nhà.
  • Lên phương án bảo vệ đồ nội thất, tránh bụi bẩn, hư hỏng trong quá trình sửa chữa.

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết về việc sửa chữa nhà không thay đổi kết cấu. Cùng với đó là những lưu ý khi thực hiện và các hạng mục công việc thực hiện. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Xây dựng Mộc Trang theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH xây dựng và nội thất Mộc Trang – Đơn vị thiết kế và thi công xây dựng trọn gói 𝗰𝗵𝗮̂́𝘁 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 – 𝘂𝘆 𝘁𝗶́𝗻 tại Việt Nam.

☎ Hotline: 0936 558 994 – 0984 927 618

🏢 Trụ sở: Số 693 Trường Chinh, P Quán Trữ, Q Kiến An, TP Hải Phòng

🌏 Website: https://xaydungmoctrang.vn/

🌏 Fanpage: https://www.facebook.com/xaydungmoctrang.hp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *