Hiện nay, việc nâng cấp và cải tạo ngôi nhà đang trở nên phổ biến với nhiều gia đình. Trong số đó, việc nâng cấp thêm tầng cho ngôi nhà là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, để đảm bảo sự an toàn cho ngôi nhà thì việc gia cố móng là việc cần thiết. Nếu không được gia cố đúng cách, ngôi nhà của bạn sẽ đối mặt hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ như nứt tường, lún sụt, thậm chí là sập đổ. Hiểu được điều này, Xây dựng Mộc Trang xin chia sẻ tới các bạn những điều cần biết về gia cố móng nâng tầng trong bài viết dưới đây
Mục lục
Vì sao cần gia cố móng nâng tầng?
Việc gia cố móng nâng tầng là một công đoạn vô cùng quan trọng khi xây dựng. Đặc biệt công đoạn này bạn không thể bỏ qua trong quá trình thi công xây dựng. Khi thêm một tầng, khối lượng tải trọng mà công trình phải chịu sẽ tăng lên đáng kể. Nếu không gia cố móng, móng cũ có thể không đủ khả năng chịu đựng lực tác động này. Thậm chí điều này càng nguy hiểm hơn đối với những công trình đã xây dựng lâu năm. Từ đó dẫn đến sự cố nghiêm trọng như nứt tường, lún sụt, hay thậm chí là sự cố sập đổ.
Quá trình gia cố móng giúp nâng cao khả năng chịu lực của nền móng. Thông qua đó đảm bảo công trình có thể chịu được tải trọng tăng thêm. Đồng thời không gây ra các vấn đề về kết cấu sau này. Điều này không chỉ bảo vệ sự an toàn của công trình. Nó còn đảm bảo tính ổn định lâu dài trong suốt quá trình sử dụng. Hơn nữa, việc gia cố nền móng còn góp phần gia tăng tuổi thọ của ngôi nhà. Điều này sẽ giảm thiểu khả năng xảy ra các hư hỏng không mong muốn trong tương lai. Từ đó tiết kiệm chi phí sửa chữa và bảo trì cho chủ đầu tư.
Nguyên nhân gây sụt lún móng nhà
Sụt lún móng nhà là một trong những vấn đề nghiêm trọng trong xây dựng. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu, độ bền và tính an toàn của công trình. Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm yếu tố kỹ thuật, chất lượng thi công, điều kiện môi trường và cách bố trí tải trọng. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra sụt lún móng nhà.
- Không tuân thủ đúng quy trình thiết kế và thi công móng. Chúng có thể dẫn đến tình trạng móng không đủ khả năng chịu lực
- Không hiểu rõ nguyên lý chịu lực và chịu nén của móng có thể khiến công trình bị mất ổn định
- Quá trình đổ bê tông, gia cố móng nếu thực hiện không kỹ lưỡng có thể tạo ra lỗ rỗng. Từ đó làm suy giảm độ bền và khả năng chịu lực của móng.
- Bê tông không đạt chuẩn, cốt thép bị han gỉ hoặc vữa không đúng tỷ lệ. Lúc nà móng yếu dần theo thời gian, dẫn đến nứt vỡ và sụt lún.
- Công trình xây dựng trên nền đất yếu, đất bùn, đất sét. Hoặc khu vực có mực nước ngầm cao mà không có biện pháp gia cố thích hợp
- Xây dựng trên khu vực thường xuyên chịu tác động của nắng nóng gay gắt. Hoặc mưa bão kéo dài lũ lụt có thể làm biến đổi kết cấu đất nền.
- Việc sắp xếp nội thất, bố trí vật liệu, trang thiết bị trong nhà không hợp lý. Từ đó dẫn đến tình trạng phân bổ tải trọng không đồng đều.
Quy trình thực hiện gia cố móng nâng tầng chi tiết
Bước 1: Khảo sát hiện trạng kết cấu công trình
Trước khi tiến hành gia cố móng nâng tầng, cần thực hiện khảo sát kỹ lưỡng hệ thống kết cấu chịu lực. Trong đó bao gồm kiểm tra dầm, cột, móng. Đồng thờiđánh giá tổng thể tình trạng của công trình.
- Kiểm tra độ bền của móng, cột, dầm, sàn: Đánh giá xem kết cấu có đủ khả năng chịu tải. Đặc biệt khi thực hiện đổi công năng hoặc bố trí lại không gian hay không.
- Ghi nhận các dấu hiệu xuống cấp: Xác định các vị trí có dấu hiệu nứt, thấm, lún, võng sàn. Thông qua đó có phương án xử lý phù hợp.
- Xác định hệ thống hiện hữu: Kiểm tra điện, nước, thông gió và các yếu tố kỹ thuật khác. Từ đó đảm bảo chúng không bị ảnh hưởng hoặc cần nâng cấp trong quá trình cải tạo.
Bước 2: Đề xuất phương án cải tạo
Dựa trên kết quả khảo sát, các phương án gia cố móng nâng tầng sẽ được đề xuất. Thông qua đó tối ưu hóa không gian và công năng sử dụng trong nhà. Đồng thời vẫn đảm bảo sự ổn định của hệ kết cấu cũ.
- Điều chỉnh không gian hợp lý: Tận dụng tối đa hệ kết cấu hiện hữu. Từ đó tạo ra các không gian sống tiện nghi bên trong. Đồng thờiđáp ứng tiêu chuẩn về ánh sáng tự nhiên và thông gió.
- Gia cố kết cấu: Trong một số trường hợp, có thể gia cố móng, cấy thêm cột mới. Từ dó thay đổi một phần cấu trúc chịu lực của ngôi nhà. Đồng thời đảm bảo an toàn khi mở rộng hoặc thay đổi kiến trúc.
- Tính toán lại tải trọng: Một số trường hợp thay đổi không gian hoặc bố trí lại nội thất. Lúc này cần tính toán lại tải trọng tác động lên hệ kết cấu. Từ đó tránh gây quá tải hoặc mất cân bằng kết cấu công trình.
Bước 3: Xử lý hư hỏng và cải thiện chất lượng
Lúc này, gia chủ và nhà thầu đã thống nhất được phương án gia cố móng nâng tầng. Bước tiếp theo là xử lý các vấn đề xuống cấp của công trình. Thông qua đó nâng cao chất lượng và kéo dài tuổi thọ sử dụng.
- Xử lý thấm ngược ở chân tường: Sử dụng vật liệu chống thấm chuyên dụng. Từ đó khắc phục tình trạng ẩm mốc, bong tróc tường. Đặc biệt là ở khu vực tiếp giáp với nền móng.
- Gia cố và sửa chữa các vết nứt: Theo thời gian sẽ xuất hiện các vết nứt tường, nứt cổ trần. Lúc này cần xử lý bằng vữa sửa chữa chuyên dụng hoặc các giải pháp kỹ thuật. Thông qua đó đảm bảo an toàn lâu dài.
- Cải tạo sàn nhà: Một số trường hợp sàn bị võng, kết cấu yếu. Lúc này có thể bổ sung hệ dầm chịu lực. Hoặc cấy thêm dầm mới để tăng cường khả năng chịu tải.
- Thi công bổ sung dầm và sàn mới: Nếu cần thay đổi công năng sử dụng, việc bổ sung dầm sàn mới sẽ giúp tái cấu trúc không gian một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo độ ổn định của công trình.
Các phương pháp gia cố móng nâng tầng đúng kỹ thuật
Biện pháp gia cố nền móng
Gia cố nền móng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường độ ổn định của công trình. Đặc biệt khi thực hiện gia cố móng nâng tầng hoặc sửa chữa nhà cũ. Một số phương pháp gia cố nền móng hiệu quả gồm:
Tăng cường độ dày của bê tông
- Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất nhằm gia cố nền móng.
- Một lớp bê tông mới được bổ sung lên phía trên móng cũ để tăng độ dày. Từ đó móng phân bố tải trọng đều hơn và tăng khả năng chịu lực.
- Phương pháp này phù hợp với những công trình có nền móng đã xuống cấp. Hoặc cần cải thiện độ bền của nền móng cũ.
Sử dụng tấm chắn cát
- Tấm chắn cát được đặt giữa lớp bê tông mới và bê tông cũ. Thông qua đó ngăn chặn sự xâm nhập của đất bùn và đá vào lớp bê tông mới.
- Giúp bảo vệ chất lượng bề mặt móng. Hạn chế bê tông bị suy giảm chất lượng do tác động của môi trường.
Công nghệ ép cọc gia cố móng
- Phương pháp này sử dụng cọc thép hoặc cọc bê tông cốt thép để gia cố nền móng.
- Các cọc được ép sâu xuống lòng đất, đóng vai trò như nền móng bổ trợ. Tất cả giúp gia tăng khả năng chịu tải cho công trình.
- Sau khi ép cọc, hệ thống cọc được liên kết bằng dầm bê tông. Thông qua đó đảm bảo sự ổn định và phân bổ tải trọng đồng đều.
Thêm móng chân tường
- Khi nâng tầng nhà, việc bổ sung móng chân tường là một giải pháp hiệu quả. Nó sẽ giúp tăng khả năng chịu tải của nền móng.
- Các móng chân tường được đặt tại các vị trí trọng yếu. Đồng thời liên kết với hệ móng cũ để nâng cao độ ổn định cho công trình.
Biện pháp gia cố cột
Gia cố cột là bước quan trọng khi gia cố móng nâng tầng. Thông qua đó hỗ trợ thay đổi kết cấu hoặc mở rộng không gian trong công trình. Các phương pháp gia cố cột phổ biến gồm:
Thêm cột mới
- Khi nâng tầng nhà, việc bổ sung móng chân tường là một giải pháp hiệu quả. Nó sẽ giúp tăng khả năng chịu tải của nền móng.
- Một số kết cấu hiện tại không đủ chịu lực cho tầng mới. Lúc này có thể bổ sung thêm cột tại các vị trí trọng yếu.
- Cột mới giúp phân tán tải trọng đều hơn, giảm áp lực lên các cột cũ. Thông qua đó tăng khả năng chịu lực cho công trình.
Gia cố cột bằng thép
- Thép là vật liệu có độ bền cao, giúp gia cố cột một cách hiệu quả.
- Có thể sử dụng thép bọc quanh cột để gia tăng độ cứng. Hoặc căng dây cáp thép giữa các cột nhằm tăng độ ổn định của hệ kết cấu.
- Phương pháp này thường được áp dụng cho các công trình cao tầng. Hoặc cần nâng tầng mà hệ cột cũ không đủ khả năng chịu tải.
Gia cố bằng xi măng và bê tông
- Bổ sung lớp xi măng hoặc bọc cột bằng bê tông cốt thép. Nó giúp tăng khả năng chịu lực, chống nứt vỡ và kéo dài tuổi thọ của cột.
- Phương pháp này có thể thực hiện bằng đổ bê tông cốt thép vào bên trong cột cũ. Hoặc bọc cột bằng tấm bê tông cốt thép để tăng độ chắc chắn.
Tăng độ dày của cột
- Tăng tiết diện cột giúp cải thiện khả năng chịu tải, giảm nguy cơ nứt gãy do quá tải.
- Phương pháp này thường được áp dụng khi công trình cần nâng tầng nhưng không thể bổ sung cột mới.
Xem thêm:
- Lên tầng bằng khung thép là gì? Những điều cần biết
- Thi công móng cọc ly tâm là gì? Những điều cần biết
Trên đây là những điều cần biết về việc gia cố móng nâng tầng khi xây dựng. Cùng với đó là quy trình thực hiện gia cố đạt chuẩn và đúng kỹ thuật. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Xây dựng Mộc Trang theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH xây dựng và nội thất Mộc Trang – Đơn vị thiết kế và thi công xây dựng trọn gói 𝗰𝗵𝗮̂́𝘁 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 – 𝘂𝘆 𝘁𝗶́𝗻 tại Việt Nam.
Hotline: 0936 558 994 – 0984 927 618
Trụ sở: Số 693 Trường Chinh, P Quán Trữ, Q Kiến An, TP Hải Phòng
Website: https://xaydungmoctrang.vn/