Trong quá trình xây dựng phần móng là bộ phần quan trọng nhất với bất kì công trình nào. Bộ phận này sẽ giúp cho kết cấu nhà vững chắc khỏi những tác động và ảnh hưởng thời tiết. Trong đó cọc ly tâm là kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất với ưu điểm vượt trội. Đây là giải pháp có độ bền cực cao và độ chắc chắn và ổn định lớn cho công trình. Vậy kỹ thuật thi công móng cọc ly tâm là gì? Hãy cùng Xây dựng Mộc Trang tìm hiểu chi tiết trong bài viết này. Cùng với đó là quy trình thực hiện thi công
Mục lục
Thi công móng cọc ly tâm là gì?
Thi công móng cọc ly tâm là một phương pháp kỹ thuật tiên tiến trong xây dựng. Nó sử dụng các loại máy ép cọc chuyên dụng để đưa cọc bê tông đúc sẵn xuống dưới lòng đất. Quá trình này đảm bảo cọc được đẩy vào vị trí chính xác. Từ đó tạo nên nền móng vững chắc cho công trình. Đặc biệt, cọc bê tông được sử dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Tất cả đảm bảo khả năng chịu tải lớn mà không xảy ra hiện tượng nứt. Hoặc bị gãy dưới áp lực từ công trình xây dựng.
Móng cọc bê tông ly tâm được đánh giá cao hơn nhờ vào tính hiệu quả vượt trội. Đặc biệt khi so với các phương pháp truyền thống như đóng cọc tre hoặc ép cọc thông thường. Phương pháp này không chỉ đảm bảo độ bền ổn định mà còn rút ngắn thời gian thi công. Từ đó giảm thiểu rủi ro trong quá trình xây dựng. Đồng thời phù hợp với nhiều loại địa hình phức tạp.
Nhờ những ưu điểm nổi bật, móng cọc bê tông ly tâm hiện nay đã trở thành giải pháp được ưa chuộng. Đặc biệt trong hầu hết các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Điển hình, phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong việc xây dựng nhà ở. Ngoài ra là các công trình trường học, bệnh viện, và các công trình cao tầng. Thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng và tuổi thọ công trình.
Ưu và nhược điểm của phương pháp thi công móng cọc ly tâm
Ưu điểm
Phương pháp thi công móng cọc ly tâm ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều công trình. Tất cả nhờ vào nhiều ưu điểm vượt trội, mang lại hiệu quả cao trong xây dựng:
- Cọc bê tông ly tâm sử dụng nguyên liệu chất lượng cao. Tất cả đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về độ bền và khả năng chịu tải.
- Cọc có độ chắc chắn và tuổi thọ dài. Từ đó đảm bảo sự ổn định cho công trình trong thời gian dài.
- Phương pháp này giúp tiết kiệm 15-20% chi phí so với cọc bê tông cốt thép thông thường. Trong khi khả năng chịu tải tương đương.
- Giảm tiêu thụ vật liệu đầu vào như bê tông và cốt thép, giúp tối ưu hóa nguồn lực.
- Trọng lượng của cọc được giảm đáng kể so với các phương pháp truyền thống. Điều này giúp dễ dàng vận chuyển và thi công.
- Khối lượng đất đào móng giảm khoảng 85%, khối lượng bê tông giảm từ 30-40%. Từ đó góp phần giảm giá thành móng tới 35%.
- Phương pháp ép cọc ly tâm được thực hiện nhanh chóng nhờ sử dụng thiết bị chuyên dụng. Thông qua đó giúp giảm thời gian thi công và đảm bảo tiến độ dự án.
- Cọc có khả năng chịu momen uốn nứt lớn, cho phép sản xuất với tiết diện và chiều dài lớn. Từ đó tăng độ tin cậy và ổn định của công trình.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, phương pháp thi công móng cọc ly tâm này vẫn tồn tại một số hạn chế:
- Chiều sâu thi công trung bình dao động từ 10-60m. Điều này phù hợp với những công trình có yêu cầu độ sâu vừa phải.
- Tiết diện cọc vuông thường từ 20×20 đến 45×45, còn cọc tròn có đường kính từ d25 đến d70. Từ đó khiến phương pháp này chưa phù hợp với những công trình đòi hỏi tiết diện lớn hơn.
- Cọc ly tâm thường được sử dụng cho các công trình có tải trọng làm việc dài hạn từ 40- 400T/cọc. Nó phù hợp với quy mô trung bình nhưng không lý tưởng cho các công trình siêu trọng.
Quy trình thiết kế và thi công móng cọc ly tâm chi tiết nhất
Kiểm tra thiết kế móng cọc ly tâm
Trước khi bắt đầu thi công, đơn vị thi công cần thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra và chuẩn bị sau để đảm bảo quá trình thi công móng cọc ly tâm diễn ra an toàn, chính xác:
Đảm bảo toàn bộ tính năng và các bộ phận của máy ép cọc hoạt động ổn định. Trong quá trình vận hành thử, tải trọng dọc trục thiết kế của cọc cần được tăng thêm 10-15%. Việc này sẽ thực hiện kiểm tra toàn diện hệ thống. Công suất của thiết bị ép cọc phải đảm bảo lớn hơn. Tối thiểu lớn hơn ít nhất 1.25 lần so với lực ép tối đa đã được thiết kế.
Kiểm tra ngoại quan cọc và các ký hiệu kỹ thuật ghi trên cọc. Từ đó đảm bảo đầy đủ và rõ ràng. Đo đạc và ghi chép lại độ sâu của cọc cùng với lực ép tương ứng tại mỗi độ sâu. Thông qua đó theo dõi và đánh giá hiệu quả thi công.
Bắt đầu quá trình ép thử cọc như sau:
- Tiến hành ép thử cọc nhằm xác định tải trọng bước đầu của cọc.
- Một số công trình có nền móng địa chất phức tạp. Số lượng cọc ép thử nên chiếm ít nhất 2% tổng số cọc, nhưng không vượt quá 5 cọc.
- Cọc ép thử phải được chọn tại các vị trí gần khu vực khảo sát địa chất. Đảm bảo tiêu biểu về độ dài, quy cách và tính chất địa chất.
- Phương pháp ép thử và điều kiện thi công ép thử cần đồng nhất. Đồng thời phù hợp với phương án thi công thực tế.
Quy trình thi công ép móng cọc ly tâm
Thi công móng cọc ly tâm cần được thực hiện dựa trên mật độ cọc. Ngoài ra là điều kiện địa chất và quy cách của cọc. Các bước cụ thể như sau:
Căn cứ vào mật độ cọc và tổng thể công trường:
- Mật độ cọc dày, công trường rộng rãi: Ép cọc từ bên trong công trình ra bên ngoài. Từ đó đảm bảo tính ổn định.
- Mật độ cọc dày, khu vực thi công hẹp và dài: Hai đầu khu vực thi công cách xa công trình kiến trúc. Lúc này tiến hành ép từ giữa công trường ra hai đầu. Nếu công trình tiếp giáp một bên với khối kiến trúc, ưu tiên ép từ phía tiếp giáp ra ngoài.
Căn cứ vào điều kiện địa chất:
- Công trường có cát hoặc đá bề mặt: Ưu tiên thi công tại các khu vực này trước. Từ đó tạo độ ổn định cho toàn bộ công trình.
- Chênh lệch độ sâu lớn giữa các cọc: Ép cọc dài trước để đảm bảo độ ổn định của móng. Sau đó tiến hành ép cọc ngắn.
Căn cứ vào quy cách và phân bố cọc:
- Quy cách cọc không đồng đều: Ép cọc có tiết diện lớn trước. Sau đó tiếp tục với các cọc nhỏ hơn.
- Công trường có đài cọc lớn và nhỏ: Tiến hành thi công đài cọc lớn trước. Sau đó tiến hành thực hiện các đài cọc nhỏ. Từ đó đảm bảo tính đồng bộ và ổn định của toàn bộ công trình.
Giai đoạn tiến hành hàn nối cọc
Trong giai đoạn này, đơn vị thi công tiến hành hàn nối các đoạn cọc bê tông. Tất cả đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt. Khi nối, chiều dài cọc phải được điều chỉnh sao cho phần cọc nhô lên khỏi mặt đất còn lại từ 0,5 đến 1,0 m. Đồng thời, đoạn dưới của cọc phải đảm bảo độ thẳng, với sai lệch không vượt quá 1%. Trong suốt quá trình hàn nối, cần gia tải lên cọc từ 10% đến 15% tải trọng thiết kế. Thông qua đó đảm bảo tiếp xúc hoàn toàn giữa hai bề mặt bích nối.
Việc thực hiện hàn nối sẽ bằng phương pháp sử dụng khí bảo vệ CO₂. Lúc này đơn vị thi công cần sử dụng hai máy hàn hoạt động đồng thời ở vị trí đối xứng. Quá trình hàn yêu cầu tối thiểu hai lớp hàn, thực hiện liên tục. Thông qua đó đảm bảo mối hàn được lấp đầy hoàn toàn và đạt chất lượng tối ưu.
Nếu sử dụng máy hàn thủ công, cần tạo rãnh hàn bằng cách cố định cọc. Trước tiên cố định cọc với 4 đến 6 điểm hàn đối xứng. Sau khi cọc đã được cố định chắc chắn, tiếp tục hàn phân lớp theo quy trình. Sau khi hoàn thành, mối hàn phải được để nguội tự nhiên trong thời gian tối thiểu 3 phút. Từ đó đảm bảo độ bền và chất lượng của mối nối.
Lưu ý khi thực hiện thi công móng cọc ly tâm
Để đảm bảo chất lượng công trình khi thi công móng cọc ly tâm, việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật là yếu tố then chốt. Dưới đây là những lưu ý quan trọng cần được thực hiện:
- Hệ thống kích và giá đỡ cần được bố trí chính xác. Đảm bảo đúng vị trí và thẳng đứng để duy trì sự ổn định trong quá trình thi công.
- Đốt cọc đầu tiên phải được định vị đúng về độ thẳng đứng và vị trí. Từ đó đảm bảo tính chính xác cho toàn bộ hệ thống cọc.
- Thiết bị ép cọc phải được liên kết chắc chắn với hệ thống neo hoặc dầm chịu lực đối trọng. Đảm bảo khả năng chịu tải trong suốt quá trình ép cọc.
- Trong quá trình ép, sử dụng cọc mồi bằng thép để hỗ trợ đưa cọc xuống nền đất một cách chính xác. Hai đầu cọc mồi phải được gia công phẳng và vuông góc tuyệt đối với trục cọc. Từ đó duy trì tính ổn định và hiệu quả thi công.
Xem thêm:
- Kỹ thuật lên tầng bằng khung thép là gì? Những điều cần biết
- Kỹ thuật khoan nhồi móng nhà là gì? Các điều bạn cần biết
Trên đây là những điều cần biết về kỹ thuật thi công móng cọc ly tâm trong xây dựng. Cùng với đó là quy trình thực hiện thiết kế thi công và những lưu ý khi thực hiện. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Xây dựng Mộc Trang theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH xây dựng và nội thất Mộc Trang – Đơn vị thiết kế và thi công xây dựng trọn gói 𝗰𝗵𝗮̂́𝘁 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 – 𝘂𝘆 𝘁𝗶́𝗻 tại Việt Nam.
Hotline: 0936 558 994 – 0984 927 618
Trụ sở: Số 693 Trường Chinh, P Quán Trữ, Q Kiến An, TP Hải Phòng
Website: https://xaydungmoctrang.vn/