Trong bất kì công trình nào, phần dầm móng nhà là phần quan trọng hỗ trợ chịu lực ngôi nhà. Đây là bộ phận sẽ phụ trách kết nối toàn bộ ngôi nhà kiến cố trước sức nặng cấu trúc. Đặc biệt với nhà 3 tầng thì phần dầm càng phải được chú trọng hơn. Thông qua đó, đảm bảo an toàn theo thời gian cho ngôi nhà 3 tầng của bạn. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa rõ cấu trúc và đặc điểm của dầm móng nhà. Hiểu được điều này, Xây dựng Mộc Trang xin chia sẻ tới các bạn những điều cần biết về dầm móng nhà 3 tầng trong bài viết này
Mục lục
Dầm nhà là gì?
Trước khi tìm hiểu về dầm móng nhà 3 tầng thì cần biết dầm nhà là gì. Dầm là một trong những cấu kiện quan trọng trong kết cấu của công trình xây dựng. Từ đó đóng vai trò chủ yếu trong việc chịu lực và phân bổ tải trọng. Đây là các thanh chịu lực nằm ngang hoặc nghiêng. Nó có chức năng đỡ cấu trúc phía trên như bản dầm, tường, mái, hoặc các tầng trên cùng. Dầm giúp bảo vệ và duy trì sự ổn định cho công trình. Thông qua đó chịu trách nhiệm phân tán tải trọng của toàn bộ khối lượng công trình. Đồng thời truyền tải lực từ các phần khác của ngôi nhà như sàn, vách và cột.
Kích thước của dầm thường được thiết kế trong khoảng từ 20-25 cm đối với các dầm chính. Chúng được bố trí sao cho có thể chịu được các lực tác động từ các phần cấu trúc khác của công trình. Các dầm phụ thường được đặt theo nhịp với khoảng cách giữa hai dầm chính. Thông qua đó giúp tăng cường khả năng chịu lực và hỗ trợ cho dầm chính.
Cấu tạo của dầm khá đơn giản, với chi phí chế tác thấp. Chính vì vậy, dầm là một trong những cấu kiện xây dựng được sử dụng phổ biến. Đặc biệt trong nhiều loại công trình bao gồm là nhà 3 tầng. Các ứng dụng phổ biến bao gồm dầm sàn, dầm mái. dầm cầu trục và dầm cầu. Thông qua đó giúp nâng đỡ và bảo đảm sự an toàn cho các công trình xây dựng. Đặc biệt trong các công trình có tải trọng lớn và yêu cầu về độ bền cao.
Tầm quan trọng của dầm móng nhà 3 tầng
Dầm móng nhà 3 tầng đóng vai trò là thanh chịu lực. Từ đó đỡ các phần cấu trúc phía trên như mái, tường và bản dầm. Bên cạnh chức năng đỡ các bộ phận trên, dầm còn có nhiệm vụ phân tán đều tải trọng. Tại đây trọng lượng ngôi nhà được phân bổ lên bộ phận ngôi nhà như sàn, vách, và cột. Việc phân bổ lực đều đặn giúp duy trì sự cân bằng, ổn định cho toàn bộ công trình. Thông qua đó tránh hiện tượng sụp đổ hoặc biến dạng. Điều này xảy ra do sự tập trung lực quá mức vào một điểm nào đó.
Nếu không có dầm nhà, công trình sẽ không thể duy trì được sự cân bằng cần thiết. Từ đó dẫn đến tình trạng sức nặng dồn nén từ các bộ phận như tường, trần hay mái. Phần trọng lượng này sẽ tác động trực tiếp lên toàn bộ cấu trúc công trình. Điều này sẽ làm gia tăng sự căng thẳng và có thể gây hỏng hóc. Thậm chí phá hủy toàn bộ kết cấu công trình.
Dầm nhà có thể được ví như “khung xương” của công trình. Nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định. Cùng với đó là sự an toàn cho công trình xây dựng. Nó là yếu tố quyết định đến khả năng chịu lực. Cùng với đó là độ bền của ngôi nhà trong suốt thời gian sử dụng. Do đó, việc tính toán và thiết kế dầm cần được làm cẩn thận và chính xác.
Cấu tạo và hình dáng dầm móng nhà 3 tầng gồm những gì?
Các loại dầm móng nhà phổ biến
Hiện nay, chúng ta thấy phổ biến trong dầm móng nhà 3 tầng đó là dầm chữ I. Tuy nhiên nó còn có nhiều dạng dầm khác như dầm chữ U, chữ L, chữ nhật. Mỗi loại được sử dụng tùy theo yêu cầu thiết kế và khả năng chịu lực của công trình. Cụ thể
- Dầm chữ I: Loại dầm phổ biến nhất, có khả năng chịu uốn cao và trọng lượng nhẹ. Vì thế nó phù hợp cho công trình dân dụng và công nghiệp. Dễ sản xuất, thi công nhanh, giúp giảm trọng lượng tổng thể của công trình.
- Dầm chữ U: Có thiết kế mở một phía, thường dùng trong kết cấu cầu đường. Ngoài ra là khung nhà xưởng hoặc khu vực yêu cầu khả năng chịu lực tốt. Tuy nhiên vẫn tối ưu không gian. Thích hợp với công trình có tải trọng trung bình.
- Dầm chữ L: Thường được sử dụng ở góc tường hoặc vị trí có không gian hẹp. Giúp tăng cường khả năng liên kết giữa tường và sàn. Từ đó đảm bảo kết cấu vững chắc.
- Dầm hình chữ nhật: Loại dầm truyền thống, có tiết diện đặc. Nó thường được sử dụng trong công trình có yêu cầu chịu lực cao. Tính ổn định tốt, phù hợp với nhà cao tầng, kết cấu chịu lực lớn.
Cấu tạo chung của dầm móng nhà
Bất kể hình dạng của dầm móng nhà 3 tầng, chúng đều được thiết kế theo quy chuẩn. Thông qua đó đảm bảo khả năng chịu lực và phân phối tải trọng một cách hiệu quả. Dưới đây là các bộ phận quan trọng của dầm:
- Phần trên của dầm: Đây là bộ phận chịu lực nén chính. Đây chính là nơi tải trọng từ các tầng trên truyền xuống. Được thiết kế với độ dày và độ bền cao. Thông qua đó đảm bảo khả năng chịu lực và tránh nứt gãy.
- Phần dưới của dầm: Phần này đóng vai trò truyền tải trọng từ dầm xuống trụ hoặc móng. Được gia cố bằng thép chịu kéo để hạn chế biến dạng khi chịu lực lớn.
- Các cánh dầm: Là phần mở rộng ở hai bên của dầm. Từ đó hạn chế hiện tượng uốn cong và xoắn do tải trọng. Cánh dầm có tác dụng gia tăng độ cứng và ổn định kết cấu. Đặc biệt quan trọng với dầm thép chữ I hoặc chữ H.
- Khuôn dầm (thân dầm): Đây là phần kết nối giữa các cánh dầm. Từ đó phân bố đều tải trọng và tăng cường độ cứng tổng thể. Được thiết kế với kích thước tùy theo yêu cầu tải trọng của công trình.
- Các mối nối: Mối nối giữa các dầm có nhiệm vụ liên kết hệ thống dầm với nhau. Tất cả đảm bảo kết cấu chịu lực đồng bộ. Có thể sử dụng liên kết hàn, bulông cường độ cao. Hoặc các phương pháp nối cơ học khác để tăng cường độ bền.
Các loại dầm móng nhà 3 tầng phổ biến trong xây dựng
Dầm móng nhà 3 tầng chính
Dầm móng nhà 3 tầng chính là cấu kiện chịu lực chủ đạo trong hệ thống kết cấu công trình. Phần dầm móng nhà này thường được đặt nằm ngang hoặc dọc. Đồng thời kết nối trực tiếp với các cột để truyền tải trọng xuống móng. Cấu trúc và vai trò loại dầm này như sau:
Kích thước và nhịp dầm
- Kích thước lớn hơn so với dầm phụ, thông thường từ 20 – 25 cm.
- Khoảng cách giữa hai dầm chính thường dao động từ 4 – 6m.
- Trong mỗi nhịp, thường có từ 1 – 3 dầm phụ. Từ đó phân phối tải trọng và giảm bớt lực tác động lên dầm chính.
Vai trò của dầm chính
- Chịu tải trọng chính của công trình, đảm bảo kết cấu vững chắc.
- Chịu các lực tác động như uốn, nén, xoắn để giảm thiểu biến dạng.
- Được ứng dụng phổ biến trong dầm sàn, dầm mái, dầm cầu, dầm móng.
Dầm móng nhà 3 tầng phụ
Dầm móng nhà 3 tầng phụ là loại dầm có kích thước nhỏ hơn dầm chính. Phần dầm này thường được đặt vuông góc với dầm chính. Thông qua đó giúp chia nhỏ tải trọng, giảm độ võng của sàn. Cấu trúc và vai trò loại dầm này như sau:
Cấu tạo và kích thước
- Kích thước phụ thuộc vào công trình, tải trọng, số tầng, nhưng luôn nhỏ hơn dầm chính.
- Không đặt trực tiếp lên cột, mà gác lên dầm chính hoặc các kết cấu chịu lực khác.
Vai trò của dầm phụ
- Giúp dầm chính phân bổ tải trọng đều hơn, hạn chế tình trạng quá tải cục bộ.
- Chia nhỏ kết cấu tấm sàn, giúp sàn ổn định và giảm nứt gãy.
- Ứng dụng phổ biến trong tường nhà vệ sinh, lô gia, sàn nhà tầng.
- Dầm ban công và dầm cầu thang không được phân thành dầm chính – dầm phụ. Nó xét theo khả năng chịu tải thực tế.
- Dầm nào chịu tải trọng lớn hơn sẽ có tiết diện lớn hơn.
Dầm móng bê tông cốt thép
Dầm móng nhà 3 tầng bê tông cốt thép là loại dầm phổ biến nhất trong xây dựng. Loại dầm này có khả năng chịu uốn tốt, chống nén và đảm bảo độ bền cao. Cấu tạo và ứng dụng loại dầm bê tông cốt thép này như sau:
Cấu tạo của dầm bê tông cốt thép
- Cốt dọc chịu lực: Gồm cốt dọc trên, cốt dọc dưới. Nó đóng vai trò chính trong việc chịu kéo và nén. Sử dụng thép D12 – D40mm.
- Cốt đai: Giúp tăng độ ổn định, chịu lực cắt và hạn chế nứt. Dùng thép chịu lực ngang D4 – D10mm.
- Cốt xiên: Gia tăng khả năng chịu lực tại các vị trí cần thiết.
- Lớp bảo vệ cốt thép: Bảo vệ cốt đai và bảo vệ cốt dọc. Từ dó giúp chống ăn mòn, han gỉ, tăng tuổi thọ công trình.
- Phần vỏ: Sử dụng bê tông cường độ cao để tăng khả năng chịu lực và chống biến dạng.
Ứng dụng của dầm bê tông cốt thép
- Sử dụng rộng rãi trong nhà dân dụng, cao tầng, công trình cầu đường, kết cấu nhà xưởng.
- Độ bền cao, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, chống cháy tốt.
Dầm móng nhà bằng thép
Dầm móng nhà 3 tầng bằng thép có cấu tạo từ thép hình hoặc kết cấu thép tổ hợp. Loại dầm này thường được sử dụng trong công trình có khẩu độ lớn. Cùng với đó là công trình yêu cầu khả năng chịu lực cao. Đặc điểm dầm thép này như sau
Phân loại dầm thép
- Theo kết cấu: Phổ biến là dầm đơn giản (1 nhịp), dầm liên tục (nhiều nhịp bằng nhau hoặc không bằng nhau). Ngoài ra là dầm mút thừa, dầm công xôn (cố định một đầu).
- Theo công dụng: Dầm sàn, dầm cầu, dầm cửa van, dầm cầu trục.
- Theo hình dáng: Dầm chữ I, chữ U, chữ H, chữ V, chữ L, chữ Z, chữ C.
Đặc điểm dầm thép
- Trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển, lắp đặt nhanh.
- Chịu lực tốt, khả năng vượt nhịp lớn, thích hợp với nhà xưởng, cầu thép, công trình cao tầng.
- Giảm thiểu vật liệu xây dựng, tiết kiệm không gian, tăng chiều cao thông thủy.
- Dầm thép dễ bị ăn mòn trong môi trường ẩm, cần sơn chống gỉ hoặc mạ kẽm để bảo vệ.
- Chi phí vật liệu có thể cao hơn so với dầm bê tông cốt thép.
Kích thước và khoảng cách thi công dầm móng nhà 3 tầng
Khoảng cách lắp đặt dầm nhà
Khoảng cách giữa các dầm trong công trình xây dựng là một yếu tố quan trọng. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn định và độ bền của công trình. Với dầm móng nhà 3 tầng, khoảng cách phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó bao gồm loại dầm sử dụng, kích thước dầm. Ngoài ra là tải trọng tác động và thiết kế kết cấu của ngôi nhà.
Thông thường, khoảng cách giữa các dầm thường được xác định trong phạm vi từ 0,6 mét đến 1,2 mét. Tuy nhiên, mỗi nơi có địa hình khác nhau để đảm bảo độ an toàn và độ vững chắc của ngôi nhà. Vì thê khoảng cách này cần phải được tính toán kỹ lưỡng. Đồng thờiphù hợp với các yếu tố kỹ thuật và yêu cầu cụ thể của từng công trình.
Do đó, việc xác định khoảng cách giữa các dầm là công việc cần sự cẩn thận. Tại đây các kỹ sư xây dựng phải thực hiện một cách chính xác. Trong đó sẽ phải thực hiện các tính toán chi tiết để đáp ứng các tiêu chuẩn. Cùng với đó là yêu cầu về tải trọng, kết cấu, và an toàn công trình.
Kích thước dầm móng nhà ở
Kích thước của các dầm móng nhf ở có sự thay đổi tùy thuộc vào cấu trúc và tải trọng. Mỗi loại dầm sẽ có những kích thước tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên tất cả cần đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của công trình. Vì thế các kỹ sư xây dựng sẽ cần căn cứ vào các yếu tố của công trình. Ví dụ như chiều dài nhịp dầm và tải trọng cụ thể của từng công trình. Thông qua đó xác định kích thước dầm phù hợp.
Một trong những yếu tố cần lưu ý là chiều cao của dầm. Nó thường sẽ chịu ảnh hưởng lớn bởi nhịp dầm (độ dài giữa hai điểm tựa). Vì vậy, khi thiết kế kết cấu dầm, các kỹ sư phải tính toán kỹ lưỡng. Thông qua đó đảm bảo cả tính ổn định và khả năng chịu tải của dầm. Để kết quả chính xác, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng.
Thông thường dầm móng nhà 3 tầng có chiều cao từ 35cm. Tuy nhiên sẽ cần có kích thước lớn hơn một chút. Thông qua đó đảm bảo khả năng chịu tải cho công trình nhiều tầng.
Ngoài ra kích thước dầm cũng có thể phụ thuộc hình dạng. Cụ thể như sau
- Dầm chữ I: Kích thước dầm chữ I dao động từ 100mm x 50mm đến 600mm x 210mm.
- Dầm chữ L: Kích thước dầm chữ L thường có phạm vi từ 100mm x 50mm đến 250mm x 90mm.
- Dầm chữ U: Kích thước dầm dao động từ 75mm x 40mm đến 300mm x 100mm
Những lưu ý khi thi công dầm móng nhà 3 tầng
Chất lượng vật liệu ảnh hưởng đến dầm nhà
Chất lượng vật liệu xây dựng có tác động trực tiếp đến độ bền. Cùng với đó là khả năng chịu tải và tuổi thọ của dầm móng nhà 3 tầng. Vì vậy, việc lựa chọn vật liệu đúng tiêu chuẩn là yếu tố tiên quyết. Thông qua đó đảm bảo kết cấu ổn định, tránh nứt gãy hoặc xuống cấp sớm. Cụ thể như sau:
Bê tông:
- Tỷ lệ phối trộn bê tông phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Chúng thường được tính theo cấp phối bê tông với tải trọng công trình. Ví dụ như M250, M300, M350,…).
- Sử dụng xi măng chất lượng cao, đá và cát sạch. Không lẫn tạp chất, bùn, đất sét để tránh ảnh hưởng đến độ kết dính.
- Đối với bê tông thương phẩm, cần kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng. Từ đó đảm bảo bê tông đạt tiêu chuẩn thiết kế.
Thép:
- Lựa chọn thép có đường kính và cấp độ bền phù hợp. Thông thường sử dụng thép d12 – d40mm cho cốt dọc chịu lực và d4 – d10mm cho cốt đai.
- Thép phải được bảo quản đúng cách. Tránh tình trạng rỉ sét, biến dạng hoặc không đạt tiêu chuẩn cơ học.
- Đối với công trình lớn, nên kiểm tra chất lượng thép. Thực hiện thông qua thử nghiệm kéo, uốn và kiểm tra thành phần hóa học.
Gỗ:
- Chọn loại gỗ cứng, không bị cong vênh, mối mọt, có khả năng chịu tải tốt.
- Đối với cốp pha gỗ, cần kiểm tra độ kín khít. Từ đó tránh thất thoát vữa bê tông trong quá trình đổ.
Kỹ thuật thi công ảnh hưởng đến chất lượng dầm nhà
Quá trình thi công dầm móng nhà 3 tầng cần được thực hiện đúng kỹ thuật. Đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn về kết cấu bê tông cốt thép. Thông qua đó đảm bảo chất lượng, độ bền và tính ổn định của công trình. Dưới đây là các công đoạn quan trọng:
- Bê tông phải được đổ liên tục, tránh gián đoạn để đảm bảo tính đồng nhất và độ bền.
- Nếu cần đổ bê tông theo nhiều lớp, phải tuân thủ thời gian đông kết giữa các lớp. Tránh tạo khe hở hoặc rạn nứt.
- Sử dụng cốp pha vững chắc, kín khít. Đảm bảo bê tông không bị chảy vữa hoặc mất nước trong quá trình đổ.
- Sử dụng máy đầm dùi bê tông để loại bỏ bọt khí. Từ đó bê tông đặc chắc, hạn chế rỗ tổ ong hoặc lỗ hổng bên trong dầm.
- Thời gian đầm dùi phải hợp lý, tránh đầm quá lâu. Dầm quá lâu sẽ gây phân tầng bê tông hoặc đầm chưa đủ làm bê tông không đạt độ kết dính.
- Sau khi đổ bê tông, cần giữ ẩm liên tục trong vòng 7 – 28 ngày. Nó sẽ tùy vào cấp độ bê tông, để đảm bảo bê tông đạt cường độ thiết kế.
- Trong thời tiết nắng nóng, cần phủ bạt và tưới nước thường xuyên. Từ đó tránh hiện tượng bê tông co ngót dẫn đến nứt nẻ.
Kiểm tra chất lượng dầm nhà trước khi nghiệm thu
Sau khi thi công, cần tiến hành kiểm tra chất lượng dầm móng nhà 3 tầng. Từ đó đảm bảo dầm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng. Cụ thể cần thực hiện các công việc sau
- Kiểm tra chứng nhận chất lượng của xi măng, cát, đá và thép.
- Đối với bê tông trộn sẵn, cần kiểm tra cường độ chịu nén theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993.
- Đảm bảo chiều cao, chiều rộng và nhịp dầm đúng theo bản vẽ thiết kế.
- Kiểm tra độ thẳng của dầm bằng thước đo laser hoặc thước dài. Từ đó ránh hiện tượng dầm bị võng, cong vênh.
- Lấy mẫu bê tông theo tiêu chuẩn và thử nghiệm cường độ nén. Làm sau 7 ngày, 14 ngày và 28 ngày để đảm bảo đạt mác thiết kế.
- Nếu bê tông không đạt yêu cầu, cần kiểm tra nguyên nhân. Đồng thời có biện pháp xử lý như gia cố hoặc đổ bù.
Xem thêm:
- Móng bè và móng băng khác nhau ở đâu? Nên chọn loại nào?
- Quy trình thi công đài móng cọc ép đạt chuẩn
Trên đây là những điều cần biết về các loại dầm móng nhà 3 tầng trong xây dựng. Cùng với đó là tiêu chuẩn về kích thước và những lưu ý khi thi công dầm móng. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Xây dựng Mộc Trang theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH xây dựng và nội thất Mộc Trang – Đơn vị thiết kế và thi công xây dựng trọn gói 𝗰𝗵𝗮̂́𝘁 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 – 𝘂𝘆 𝘁𝗶́𝗻 tại Việt Nam.
Hotline: 0936 558 994 – 0984 927 618
Trụ sở: Số 693 Trường Chinh, P Quán Trữ, Q Kiến An, TP Hải Phòng
Website: https://xaydungmoctrang.vn/