Móng là phần quan trọng nhất của bất kì công trình xây dựng nào hiện nay. Đây là bộ phận sẽ giúp phân phối toàn bộ trọng lượng và cấu trúc ngôi nhà xuống nền đất. Trên thị trường có rất nhiều loại móng được sử dụng với các loại công trình khác nhau. Mỗi loại đều sẽ có những ưu nhược điểm và phù hợp với những khu vực khác nhau. Hiện nay, móng bè và móng băng là hai loại móng được sử dụng nhiều nhất. Vậy chúng khác nhau những gì? Hãy cùng Xây dựng Mộc Trang tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây
Mục lục
Móng bè là gì?
Trước khi tìm hiểu móng bè và móng băng khác ở đâu thì cần biết móng bè là gì. Móng bè là loại móng nông, có kết cấu rộng. Đồng thời chúng có khả năng chịu lực phân bổ đều trên diện tích lớn. Thông qua đó giúp giảm thiểu tác động của tải trọng lên nền đất. Đồng thời bảo vệ công trình khỏi những biến động nền đất.
Khi tiến hành thi công móng bè, toàn bộ bề mặt nền đất được trải đều lớp móng bê tông. Các cột móng có thể được bố trí theo nhiều hình thức khác nhau. Trong đó bao gồm dạng dải dài, hình caro hoặc thậm chí là những cột móng riêng lẻ. Tất cả tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế và cấu trúc công trình. Móng bè được thiết kế để phân bổ trọng lượng một cách đồng đều trên nền đất. Từ đó giúp giảm tải cho các vùng nền yếu.
Điều này không chỉ đảm bảo sự ổn định cho công trình. Nó còn ngăn ngừa hiện tượng sụt lún hoặc dịch chuyển không mong muốn của công trình. Đặc biệt, trên nền đất yếu, trọng lượng của móng sẽ được phân tán đồng đều. Thông qua đó giúp duy trì sự ổn định cho công trình. Đồng thời ngăn chặn tình trạng sụt lún hoặc lún lệch. Với khả năng phân bổ tải trọng hiệu quả, móng bè là một trong những giải pháp tối ưu. Đặc biệt cho các công trình xây dựng trên nền đất yếu. Từ đó đảm bảo sự an toàn và lâu dài cho công trình.
Móng băng là gì?
Như đã nói thì cần biết thêm về móng bè và móng băng khác nhau ở đâu thì cần biết móng băng là gì. Móng băng là một trong những loại móng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng. Tất cả nhờ vào khả năng phân bổ tải trọng đều đặn. Đồng thời tính chất thi công đơn giản hơn so với móng đơn. Loại móng này có chi phí thi công hợp lý, phù hợp với nhiều công trình. Đặc biệt trong các dự án có yêu cầu tiết kiệm chi phí
Tuy nhiên, móng băng chỉ nên được áp dụng khi chiều rộng của lớp đất yếu dưới 1,5 m. Điều này giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả. Ngoài ra là nó vẫn đảm bảo khả năng chịu lực của công trình. Với chiều rộng lớp đất yếu trên 1,5 m, lựa chọn móng bè sẽ là giải pháp kinh tế hơn. Móng bè có khả năng phân bổ tải trọng tốt hơn. Vì thế nó thích hợp với các nền đất yếu rộng.
Thêm vào đó, khi xây dựng công trình từ 3 tầng trở lên, móng băng là một lựa chọn hợp lý. Tất cả nhờ vào khả năng chịu tải của nó đáp ứng tốt yêu cầu về kết cấu và ổn định công trình. Tuy nhiên, một số công trình có chiều cao từ 2 tầng trở xuống. Lúc này việc sử dụng móng bè có thể mang lại hiệu quả về chi phí. Đồng thời tối ưu hóa quá trình thi công. Móng bè không chỉ giảm bớt chi phí mà còn đảm bảo độ ổn định lâu dài cho công trình. Đặc biệt khi nền đất yếu hoặc không đồng đều.
Ưu nhược điểm của móng bè và móng băng
Để biết rõ được móng bè và móng băng cái nào tốt hơn thì chúng ta cần căn cứ vào ưu nhược điểm của từng loại móng. Cụ thể như sau
Ưu nhược điểm của móng băng
Ưu điểm của móng băng
- Móng băng có cấu tạo đơn giản, không yêu cầu công nghệ thi công phức tạp. Vì thế dễ thi công hơn so với móng bè hoặc móng cọc.
- Quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, giúp rút ngắn thời gian xây dựng.
- So với móng bè và móng cọc, móng băng có chi phí thấp hơn. Phù hợp với công trình dân dụng, nhà phố hoặc công trình có tải trọng trung bình.
- Móng băng có thể được áp dụng cho nền đất có độ ổn định trung bình. Không yêu cầu nền đất quá cứng như móng đơn hay móng cọc.
- Có thể sử dụng khu vực nền đất yếu, nhưng cần kết hợp biện pháp gia cố nền móng. Ví dụ như ép cọc bê tông hoặc gia cường cọc tre.
Nhược điểm của móng băng
- Móng băng có khả năng chịu tải trọng thấp hơn so với móng cọc và móng bè.
- Khi áp dụng cho công trình cao tầng, cần kết hợp với biện pháp gia cố nền. Từ đó tăng cường khả năng chịu lực.
- Một số khu vực có rung động mạnh hoặc tải trọng thay đổi liên tục. Lúc này móng băng không ổn định bằng móng bè hoặc móng cọc.
- Một số khu vực có địa chất yếu hoặc chịu ảnh hưởng của rung chấn. Lúc này móng băng có thể bị lún không đều.
Ưu nhược điểm của móng bè
Ưu điểm của móng bè
- Móng bè trải rộng toàn bộ diện tích công trình, giúp phân bố tải trọng đều lên nền đất.
- Phù hợp với công trình có quy mô lớn, nhà cao tầng, trung tâm thương mạ. Hoặc công trình có tải trọng nặng.
- Nhờ diện tích tiếp xúc rộng, móng bè giúp công trình ổn định hơn trước tải trọng động. Ví dụ như rung động từ máy móc, động đất hoặc thay đổi áp lực từ môi trường.
- Hạn chế hiện tượng lún không đều, đặc biệt hữu ích khi xây dựng trên nền đất yếu.
- Móng bè có thể sử dụng cho đất yếu, đất bùn hoặc đất dễ lún. Đây là nơi móng băng hoặc móng đơn không đảm bảo độ ổn định.
- Đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với biện pháp gia cố nền móng. Ví dụ như cọc khoan nhồi hoặc bơm xi măng gia cố đất.
Nhược điểm của móng bè
- Cần lượng lớn vật liệu như bê tông, cốt thép. Móng bè có chi phí cao hơn so với móng băng hoặc móng đơn.
- Việc sử dụng móng bè chỉ thực sự hiệu quả khi áp dụng cho công trình lớn. Nếu sử dụng cho nhà ở thấp tầng có thể gây lãng phí chi phí.
- Móng bè yêu cầu quy trình thi công chặt chẽ, kỹ thuật cao. Cần sự giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo độ bền vững.
- Thi công trên nền đất yếu có thể cần gia cố nền bằng phương pháp cọc khoan nhồi. Hoặc phải dùng cọc ép hoặc xử lý đất bằng vữa xi măng. Từ đó làm tăng thời gian và chi phí thi công.
Bảng so sánh cụ thể móng băng và móng bè khác nhau những gì?
Cấu tạo của móng bè và móng băng gồm những gì?
Để biết được móng bè và móng băng khác nhau ở đâu thì cần biết cấu tạo của từng loại
Thành phần | Móng bè | Móng băng |
Lớp bê tông lót | Dày 10 cm, giúp tạo bề mặt phẳng và bảo vệ lớp móng chính. | Dày 10 cm, có chức năng tương tự móng bè. |
Bản móng | – Là một bản bê tông cốt thép có độ dày lớn. Đồng thời trải rộng khắp diện tích công trình.
– Chiều cao tiêu chuẩn: 3200 mm |
– Là một bản bê tông cốt thép chạy liên tục theo dải. Đồng thời kết nối các dầm móng để tạo thành một hệ thống chịu lực.
– Kích thước phổ thông: (900-1200) × 350 mm |
Dầm móng | – Được bố trí trên bản móng để tăng độ cứng và chịu lực.
– Kích thước tiêu chuẩn: 300 × 700 mm |
– Đóng vai trò liên kết các móng và tăng cường khả năng chịu tải.
– Kích thước phổ thông: 300 × (500-800) mm |
Cốt thép bản móng | – Loại thép: 2 lớp thép φ12a200
– Đảm bảo khả năng chịu lực tốt cho móng bè. |
– Loại thép: Thép φ12a150
– Cung cấp độ cứng và khả năng phân bổ tải trọng hợp lý. |
Cốt thép dầm móng | – Thép dọc: 6φ(20-22)
– Thép đai: φ8a150 |
– Thép dọc: 6φ(18-22)
– Thép đai: φ8a150 |
Ứng dụng | – Dùng cho công trình có diện tích lớn, nền đất yếu, yêu cầu độ ổn định cao như tòa nhà cao tầng, nhà xưởng, bãi đỗ xe. | – Dùng cho công trình nhà dân dụng, biệt thự, nhà phố hoặc công trình có tải trọng trung bình. |
So sánh quy trình thi công móng bè và móng băng
Móng bè và móng băng là hai loại móng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, mỗi loại sẽ được sử dụng cho những công trình và cấu trúc địa hình khác nhau. Từ đó dẫn đến quy trình thi công khác nhau. Để hiểu rõ hơn, hãy tìm hiểu vào bảng sau
Quy trình | Móng băng | Móng bè |
Chuẩn bị mặt bằng |
– San lấp nền và đào hố móng theo vị trí thiết kế.
– Vệ sinh khu vực thi công, đảm bảo không có vật cản. – Quy mô thi công nhỏ hơn, phù hợp với nhà dân dụng và công trình thấp tầng. |
– San lấp nền và đào hố móng trên diện tích rộng, có thể cần biện pháp gia cố nền nếu nền đất yếu.
– Dọn dẹp khu vực thi công kỹ lưỡng để đảm bảo mặt bằng ổn định. – Áp dụng cho công trình lớn như cao ốc, nhà xưởng, bãi đỗ xe. |
Lắp đặt khuôn |
– Thi công cốp pha theo hình chữ nhật hoặc hình vuông tùy theo thiết kế của móng.
– Đảm bảo cốp pha chắc chắn để chịu lực khi đổ bê tông. |
– Lắp đặt cốp pha cho toàn bộ diện tích móng, bao gồm cả giằng móng để đảm bảo liên kết chắc chắn.
– Cốp pha cần được gia cố cẩn thận do diện tích lớn và khối lượng bê tông nhiều. |
Lắp đặt cốt thép |
– Bố trí và cố định cốt thép theo thiết kế kỹ thuật.
– Đảm bảo cốt thép có khoảng cách phù hợp và đúng tiêu chuẩn để chịu lực tốt. |
– Đặt và cố định hệ thống cốt thép cho toàn bộ tấm đế và giằng móng.
– Đảm bảo thép có sự liên kết chặt chẽ giữa các lớp để tăng khả năng chịu tải của móng. |
Đổ bê tông |
– Đổ bê tông vào khuôn theo từng đợt, đảm bảo phân bố đều.
– Sử dụng máy rung để làm đặc bê tông và loại bỏ bọt khí, giúp tăng độ bền của móng. |
– Đổ bê tông liên tục và đồng đều trên toàn bộ diện tích móng.
– Yêu cầu kiểm soát chặt chẽ quá trình đổ để tránh nứt gãy do khối lượng bê tông lớn. |
Bảo dưỡng bê tông |
– Duy trì độ ẩm và nhiệt độ ổn định trong thời gian bảo dưỡng để đảm bảo bê tông đạt cường độ thiết kế.
– Phun nước và che phủ bề mặt nếu cần để tránh mất nước quá nhanh. |
– Do khối lượng bê tông lớn, quá trình bảo dưỡng kéo dài hơn.
– Giữ ẩm liên tục, có thể sử dụng biện pháp bảo dưỡng bổ sung như phủ bạt hoặc dùng phụ gia giữ nước. |
Khi nào nên chọn móng bè? Khi nào nên chọn móng băng?
Khi nào nên chọn móng bè?
Móng bè là loại móng trải rộng toàn bộ diện tích công trình. Thông qua đó giúp phân phối tải trọng đều lên nền đất. Lựa chọn móng bè là giải pháp phù hợp trong các trường hợp sau:
- Nền đất có độ bền thấp, dễ bị sụt lún hoặc không đủ cứng để chịu tải, móng bè giúp phân bố lực đều hơn, giảm nguy cơ lún không đều. Đồng thời hạn chế rủi ro nghiêng công trình.
- Thường được áp dụng trên nền đất bùn, đất sét mềm, đất pha cát. Hoặc khu vực có mực nước ngầm cao.
- Các công trình cao tầng, nhà máy, kho bãi, trung tâm thương mại hoặc công trình có kết cấu nặng,
- Móng bè giúp giảm áp lực cục bộ lên nền đất. Từ đó đảm bảo công trình không bị lún lệch theo thời gian.
- Công trình được xây dựng trên địa hình gồ ghề, có sự chênh lệch về cao độ. Lúc này móng bè giúp tạo một mặt bằng ổn định, giảm thiểu rủi ro biến dạng công trình.
- Một số khu vực có nguy cơ sụt lún cục bộ hoặc lún không đều. Lúc này móng bè giúp phân phối tải trọng rộng hơn. Từ đó ngăn chặn các biến dạng nền móng gây hư hỏng công trình.
- Đặc biệt hiệu quả đối với công trình gần sông, hồ. Hoặc khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của mực nước ngầm.
Khi nào nên chọn móng băng?
Móng băng là loại móng trải dài theo dải dưới hàng cột hoặc tường chịu lực. Nó phù hợp với các công trình có tải trọng vừa phải và nền đất ổn định. Lựa chọn móng băng là giải pháp lý tưởng trong các trường hợp sau:
- Nếu khu vực xây dựng có nền đất ổn định, không có dấu hiệu sụt lún hoặc đất quá mềm
- Đặc biệt phù hợp với nền đất cát chặt, đất thịt pha sét hoặc khu vực đã được gia cố nền tốt.
- Móng băng thích hợp cho nhà ở dân dụng từ 1 – 3 tầng, biệt thự, nhà phố. Hoặc công trình có tải trọng trung bình.
- Một số công trình không yêu cầu hệ móng chịu tải trọng quá lớn. Lúc này móng băng giúp tối ưu ngân sách mà vẫn đảm bảo an toàn.
- So với móng bè, móng băng có thiết kế đơn giản. Sử dụng ít vật liệu hơn, giúp giảm đáng kể chi phí thi công.
- Quá trình thi công nhanh chóng, dễ dàng hơn. Không đòi hỏi kỹ thuật cao như móng bè hoặc móng cọc.
- Một số công trình không quá nặng, không yêu cầu hệ móng có độ phân tán lực lớn. Lúc này móng băng vẫn có thể đáp ứng tốt yêu cầu chịu lực.
- Đặc biệt phù hợp với nhà liền kề, công trình thấp tầng. Các công trình có bố trí tải trọng tương đối đều nhau\
Xem thêm:
Trên đây là những điều cần biết về sự khác nhau giữa móng bè và móng băng. Cùng với đó là lời giải đáp nên chọn móng bè hay móng băng trong những trường hợp nào. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Xây dựng Mộc Trang theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH xây dựng và nội thất Mộc Trang – Đơn vị thiết kế và thi công xây dựng trọn gói 𝗰𝗵𝗮̂́𝘁 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 – 𝘂𝘆 𝘁𝗶́𝗻 tại Việt Nam.
Hotline: 0936 558 994 – 0984 927 618
Trụ sở: Số 693 Trường Chinh, P Quán Trữ, Q Kiến An, TP Hải Phòng
Website: https://xaydungmoctrang.vn/