Trong xây dựng, đài móng là bộ phận quan trọng giúp liên kết các cọc với nhau. Thông qua đó tạo thành cấu trúc hỗ trợ phân bổ lực của các cọc một cách đều nhất. Điều này vô cùng quan trọng để giúp cho toàn bộ công trình được ổn định nhất. Tuy nhiên, để có được phần đài móng cọc ép vững chắc cần được thực hiện đạt chuẩn. Hiểu được điều này, hãy cùng Xây dựng Mộc Trang tìm hiểu chi tiết quy trình thi công đài móng cọc ép đạt chuẩn trong bài viết dưới đây. Cùng với đó là những lưu ý khi thiết kế
Mục lục
Đài móng cọc ép là gì?
Trước khi tìm hiểu quy trình thi công đài móng cọc ép cần tìm hiểu đài móng cọc ép. Đài móng là một yếu tố cấu trúc quan trọng trong thi công nền móng của công trình. Nó đóng vai trò kết nối các cọc với nhau. Từ đó tạo thành hệ thống vững chắc giữa cọc và phần móng của công trình. Mục đích chính của đài móng là phân bổ đều lực tác động lên nền đất. Từ đó tối ưu hóa sự phân tán lực từ toàn bộ công trình. Đồng thời đảm bảo ổn định và độ bền công trình trong suốt quá trình sử dụng.
Đài móng được chia thành hai loại chính: đài móng cứng và đài móng mềm. Đài móng cứng được sử dụng khi yêu cầu về khả năng chịu lực cao và độ ổn định tốt. Chúng thường áp dụng cho những công trình có tải trọng lớn. Ngược lại, đài móng mềm được sử dụng cho những công trình có yêu cầu linh hoạt hơn. Chúng thường dùng trong các công trình nhẹ hoặc có điều kiện địa chất đặc biệt.
Hình dáng của đài móng cũng rất đa dạng, tùy theo yêu cầu thiết kế của từng công trình. Các hình dạng phổ biến bao gồm hình tròn, hình côn, hình vuông,. Ngoài ra là hình tam giác và nhiều hình dạng khá. Tất cả đều được tính toán để đảm bảo sự phân bổ lực đồng đều và hiệu quả. Tất cả sẽ phụ thuộc vào điều kiện địa chất, tải trọng công trình và yêu cầu. Sau khi tính toán các kỹ sư sẽ lựa chọn hình dạng đài móng. Thông qua đó mang lại sự ổn định và an toàn lâu dài cho công trình.
Kết cấu thi công đài móng cọc ép gồm những gì?
Phần móng cọc
Móng cọc là bộ phận chịu trách nhiệm truyền tải trọng từ đài cọc xuống. Tải trọng này sẽ được chuyển các lớp đất có khả năng chịu lực tốt hơn. Các loại cọc sử dụng trong móng cọc ép bao gồm:
- Cọc gỗ: Thường dùng trong các công trình quy mô nhỏ. Hoặc khu vực có nền đất yếu.
- Cọc bê tông cốt thép: Phổ biến nhất trong các công trình dân dụng. Hoặc công trình công nghiệp do có độ bền cao, chịu tải tốt.
- Cọc thép: Thường được sử dụng trong các công trình có tải trọng lớn. Hoặc điều kiện thi công đặc biệt.
- Cọc hỗn hợp: Là sự kết hợp giữa nhiều loại vật liệu nhằm tăng cường khả năng chịu tải. Vì thế nó phù hợp với từng điều kiện địa chất cụ thể.
Phần đài cọc
Đài cọc là bộ phận quan trọng khi thi công đài móng cọc ép. Bộ phận này có nhiệm vụ liên kết các cọc lại với nhau. Đồng thời phân bổ tải trọng từ công trình xuống hệ thống móng cọc. Kết cấu đài cọc bao gồm:
- Thân đài: Được làm từ bê tông cốt thép với khả năng chịu nén cao. Đảm bảo phân phối tải trọng từ dầm và cột của công trình xuống cọc. Thiết kế thân đài phải đáp ứng tiêu chuẩn chịu lực. Đồng thời chống nứt và biến dạng dưới tác động của tải trọng.
- Cốt thép trong đài cọc: Sử dụng các loại thép lưới, thép thanh hoặc thép sợi. Từ đó gia tăng độ bền kéo và khả năng chịu lực của đài cọc. Được bố trí theo nguyên tắc kỹ thuật nhằm tăng độ ổn định. Đồng thời chống nứt gãy trong quá trình chịu tải.
- Cọc chịu lực: Có nhiệm vụ chính là chuyển toàn bộ tải trọng của đài cọc xuống lớp đất nền có khả năng chịu tải. Chiều dài, kích thước và khoảng cách giữa các cọc được tính toán. Tất cả dựa trên đặc điểm địa chất của khu vực thi công.
- Lớp đệm giữa đài cọc và đất nền: Được tạo thành từ bê tông lót, đá dăm. Hoặc cát đầm chặt nhằm phân bổ đều tải trọng. Từ đó giảm áp lực lên nền đất và hạn chế lún không đều. Giúp tăng độ ổn định cho móng. Đồng thời đảm bảo khả năng làm việc lâu dài của kết cấu công trình.
Quy trình thực hiện thi công đài móng cọc ép đạt chuẩn kỹ thuật
Bước 1: Xử lý nền đất yếu trước khi thi công đài móng cọc ép
- Sử dụng máy đào kết hợp với nhân công để tiến hành đào đất trước khi thi công đài móng cọc ép. Việc thực hiện cần theo đúng cao độ, kích thước của đài móng và hệ giằng móng.
- Kiểm tra định vị các đầu cọc để đảm bảo cọc không bị xê dịch. Hoặc ảnh hưởng trong quá trình đào đất.
- Nếu phát hiện lớp đất yếu, cần tiến hành xử lý bằng cách đầm chặt. Sau đó thay thế bằng cát, đá dăm hoặc gia cố bằng vữa xi măng.
- Đảm bảo nền đất có đủ khả năng chịu lực theo thiết kế. Tất cả cần phải đạt chuẩn trước khi bước vào giai đoạn tiếp theo.
- Đất đào lên được vận chuyển đến bãi thải theo quy định. Từ đó tránh gây ô nhiễm hoặc cản trở quá trình thi công.
- Hố móng được che phủ hoặc có biện pháp bảo vệ. Từ đó tránh nước mưa gây sạt lở hoặc đọng nước trong khu vực thi công.
Bước 2: Đổ lớp bê tông lót cho cấu trúc đài móng cọc ép
- Tiến hành đổ một lớp bê tông lót dày khoảng 5cm nhằm tạo bề mặt bằng phẳng. Việc này sẽ giúp thi công đài móng cọc ép một cách thuận lợi. Đồng thời bảo vệ lớp cốt thép không tiếp xúc trực tiếp với đất nền.
- Lớp bê tông lót còn có tác dụng chống thấm ngược từ nền đất. Thông qua đó giúp tăng tuổi thọ kết cấu đài móng.
- Đảm bảo lớp bê tông lót đạt yêu cầu về độ dày, độ cứng. Đồng thời bề mặt phải bằng phẳng trước khi tiếp tục lắp đặt cốt thép.
- Kiểm tra độ sạch của bề mặt bê tông lót. Sau đó loại bỏ bụi bẩn và nước đọng trước khi đặt cốt thép.
Bước 3: Thi công khung thép và ván khuôn cho đài móng cọc ép
- Lúc này lớp bê tông lót phục vụ thi công đài móng cọc ép đạt cường độ yêu cầu. Tại đây tiến hành lắp đặt khung thép gia cường theo đúng thiết kế.
- Cốt thép được buộc chặt tại các mối nối. Đảm bảo không bị xô lệch hoặc cong vênh trong quá trình thi công.
- Khoảng cách giữa các thanh thép được duy trì theo tiêu chuẩn. Tất cả cần phải đảm bảo khả năng chịu lực của kết cấu.
- Sử dụng ván khuôn bằng gỗ, thép. Hoặc cốp pha nhựa để tạo hình cho đài móng.
- Ván khuôn phải được cố định chắc chắn bằng thanh chống. Đảm bảo không bị biến dạng hoặc rò rỉ nước xi măng trong quá trình đổ bê tông.
- Kiểm tra độ kín của ván khuôn, đảm bảo bề mặt trong nhẵn. Đồng thời có lớp dầu chống dính để thuận tiện cho quá trình tháo dỡ.
Bước 4: Đổ bê tông và chống thấm cho đài móng cọc ép
- Lúc này đã hoàn tất lắp đặt cốt thép và ván khuôn khi thi công đài móng cọc ép. Tại đây sẽ tiến hành nghiệm thu trước khi đổ bê tông.
- Sử dụng bê tông thương phẩm có mác và cấp phối theo đúng thiết kế. Thông qua đó đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực.
- Bê tông được vận chuyển bằng xe bồn. Sau đó bơm vào vị trí đài móng bằng bơm cần hoặc bơm tĩnh tùy thuộc vào điều kiện thi công.
- Tiến hành đổ bê tông từng lớp với độ dày phù hợp. Đồng thời sử dụng đầm dùi để nén chặt và loại bỏ bọt khí. Tất cả đảm bảo bê tông có độ đặc chắc cao.
- Kiểm soát tốc độ đổ bê tông để tránh phân tầng và giảm thiểu rủi ro nứt co ngót.
- Đổ bê tông đến cao độ đáy sàn tầng hầm hoặc theo yêu cầu thiết kế. Nếu có tầng hầm, phần bê tông còn lại sẽ được đổ cùng với sàn tầng.
- Sau khi đổ xong, tiến hành bảo dưỡng bê tông bằng cách tưới nước giữ ẩm trong 7 ngày đầu. Từ đó đảm bảo quá trình đông kết và phát triển cường độ đạt hiệu quả cao.
- Áp dụng biện pháp chống thấm bằng màng bitum, sơn chống thấm hoặc phụ gia chống thấm. Từ đó gia tăng tuổi thọ cho đài móng, đặc biệt trong điều kiện nền đất ẩm.
Những lưu ý khi thi công đài móng cọc ép sao cho chuẩn
Khoảng cách từ cột đến mép đài móng
- Khoảng cách từ trung tâm của cột biên đến mép đài móng không được nhỏ hơn đường kính của cột hoặc chiều dài cạnh trung bình của cọc.
- Khoảng cách từ mép cọc đến mép đài móng phải lớn hơn 150mm để đảm bảo sự ổn định và tránh hiện tượng phá hủy cục bộ tại mép đài.
- Bề rộng bản đáy của đài móng có bố trí hai hàng cọc hoặc một hàng cọc phải lớn hơn hai lần chiều dài cạnh cọc, trong đó chiều rộng của đài móng tối thiểu phải đạt 600mm.
- Độ dày đài móng (tính từ mặt lớp đệm) phải lớn hơn 300mm để đảm bảo khả năng chịu lực và tránh biến dạng cục bộ.
- Đối với cọc ma sát có cốt thép bên trong, chiều dài đoạn neo cốt thép ít nhất 20 lần đường kính đối với cốt thép có gờ.
- Đối với cọc ma sát có cốt thép bên trong, chiều dài đoạn neo cốt thép it nhất 30 lần đường kính đối với cốt thép trơn (không gờ).
- Khoảng cách từ mép đài đến mép hàng cọc ngoài cùng trong công trình dân dụng không được nhỏ hơn 100mm (10cm).
- Khoảng cách giữa các tim cọc trong đài móng lớn hơn 3 lần đường kính cọc (3d) đối với cọc ma sát.
- Khoảng cách giữa các tim cọc trong đài móng lớn hơn 2 lần đường kính cọc (2d) đối với cọc chống.
Kích thước tiêu chuẩn của đài cọc
- Khoảng cách từ trung tâm cột biên đến mép đài không được nhỏ hơn đường kính của cột. Đồng thời phải lớn hơn 150mm tính từ mép cọc đến mép đài.
- Chiều rộng phần đáy cọc phải ít nhất bằng hai lần đường kính cọc. Đồng thời không được nhỏ hơn 600mm.
- Độ dày phần đế cọc không được nhỏ hơn 300mm để đảm bảo độ bền kết cấu. Ngoài ra, cần xem xét khả năng chịu tải của công trình phía trên. Từ đó xác định chính xác kích thước phù hợp.
Thiết kế hình dáng đáy đài móng phù hợp
Hình dáng đáy đài móng cần được thiết kế dựa trên diện tích nền móng. Cùng với đó là tải trọng công trình và điều kiện địa chất khu vực thi công đài móng cọc ép. Để đảm bảo công trình có độ bền vững cao, các kỹ sư phải tiến hành khảo sát. Bao gồm chi tiết địa hình và tính toán lực tác động. Việc thiết kế khoa học sẽ giúp tối ưu hóa kết cấu chịu lực. Từ đó nâng cao khả năng phân bố tải trọng đều trên nền đất. Đồng thời hạn chế tình trạng sụt lún. Ngoài ra, phương án thiết kế phù hợp sẽ giúp bạn kiểm soát ngân sách hiệu quả. Thông qua đó tránh lãng phí vật liệu không cần thiết.
Tính toán chiều cao và bố trí đài cọc hợp lý
Để đảm bảo thi công đài móng cọc ép hoạt động hiệu quả, các kỹ sư xây dựng cần tính toán chiều cao đài phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và tải trọng công trình. Thông thường, thép sử dụng trong đài móng có đường kính dao động từ 12mm đến 14mm. Đường kính này sẽ đảm bảo khả năng chịu lực tốt. Bố trí thép đài móng theo cả hai phương với khoảng cách tiêu chuẩn từ 15cm đến 25cm. Từ đó giúp tăng cường độ cứng và khả năng chịu tải của hệ móng. Ngoài ra, việc xác định độ sâu chôn cọc phải dựa trên điều kiện địa chất khu vực. Ngoài ra là đặc điểm công trình và loại móng được sử dụng.
Xem thêm:
- Các loại móng nhà 2 tầng phổ biến trong xây dựng
- Quy trình đóng cọc thử trong xây dựng chi tiết nhất
Trên đây là quy trình thi công đài móng cọc ép đạt chuẩn kỹ thuật. Cùng với đó là cấu tạo đài móng cọc ép và những lưu ý khi thực hiện. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Xây dựng Mộc Trang theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH xây dựng và nội thất Mộc Trang – Đơn vị thiết kế và thi công xây dựng trọn gói 𝗰𝗵𝗮̂́𝘁 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 – 𝘂𝘆 𝘁𝗶́𝗻 tại Việt Nam.
Hotline: 0936 558 994 – 0984 927 618
Trụ sở: Số 693 Trường Chinh, P Quán Trữ, Q Kiến An, TP Hải Phòng
Website: https://xaydungmoctrang.vn/