Cọc khoan nhồi bao nhiêu mét là an toàn và chắc chắn nhất?

2.2/5 - (514 bình chọn)

Hiện nay, phương pháp thi công cọc khoan nhồi đang được ứng dụng phổ biến. Đây là phương pháp thi công giúp đảm bảo an toàn và chắc chắn của công trình khi xây dựng. Tuy nhiên, một trong những vấn đề khi thực hiện phương pháp này chính là độ sâu. Mỗi một công trình sẽ có kết cấu nền đất khác nhau nên độ sâu cọc sẽ khác nhau. Vậy trong khi thi công cọc khoan nhồi bao nhiêu mét là hợp lý? Nó phụ thuộc những yếu tố nào? Hãy cùng Xây dựng Mộc Trang tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây

Cọc khoan nhồi là gì?

Trước khi tìm hiểu cọc khoan nhồi bao nhiêu mét là an toàn thì cần biết cọc khoan nhồi là gì.. Cọc khoan nhồi là một loại cọc bê tông cốt thép được thi công trực tiếp tại chỗ. Việc này thực hiện thông qua quá trình khoan lỗ trên nền đất. Các lỗ khoan này có thể được tạo ra bằng nhiều phương pháp khác nhau. Điều này sẽ tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của công trình và yêu cầu kỹ thuật.

Phương pháp truyền thống là đào thủ công. Tuy nhiên hiện nay đã sử dụng các loại máy khoan chuyên dụng. Hoặc hệ thống ống khoan hiện đại có thể được sử dụng. Thông qua đó tạo ra các lỗ khoan một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Ngoài ra, việc thi công cọc khoan nhồi ở các độ sâu khác nhau trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời có thể thực hiện hiệu quả với các cọc có kích thước đường kính lớn. Hiện nay, cọc khoan nhồi đang được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng to lớn. Ví dụ như cao ốc, cầu đường, và các công trình hạ tầng lớn.

Đây là một giải pháp hiệu quả để gia cố nền đất yếu. Thông qua đó giúp tăng cường khả năng chịu lực của kết cấu móng và bê công. Điều này sẽ đảm bảo độ ổn định lâu dài cho công trình. Đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực của sự thay đổi môi trường. Đặc biệt khắc phục hiệu quả những ảnh hưởng nền đất đến kết cấu công trình.

Cọc khoan nhồi là gì?

Cọc khoan nhồi bao nhiêu mét là an toàn và chắc chắn?

Cọc khoan nhồi bao nhiêu mét là an toàn và chắc chắn nhất là thắc mắc của rất nhiều người khi xây dựng. Bởi đây chính là yếu tố sẽ tác động đến cấu trúc nến móng. Cùng với đó là ảnh hưởng việc đổ bê tông của ngôi nhà khi xây dựng. Độ sâu bao nhiêu mét là hợp lý của cọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như tải trọng công trình, điều kiện địa chất, loại đất nền, và tiêu chuẩn thiết kế. Tuy nhiên, có một số phạm vi phổ biến như sau:

Công trình nhà dân dụng, thấp tầng (dưới 10 tầng):

  • Cọc thường có đường kính 600 – 800mm, sâu 15 – 30m.
  • Nếu đất yếu kéo dài, có thể phải khoan sâu hơn để đạt đến tầng đất cứng.

Công trình cao tầng (trên 10 tầng), chung cư, khách sạn:

  • Đường kính 800 – 1200mm, độ sâu 30 – 60m.
  • Cọc phải xuyên qua tầng đất yếu (nếu có) để đạt đến lớp đất tốt có sức chịu tải cao.
  • Có thể sử dụng cọc khoan nhồi ma sát tận dụng lực ma sát giữa cọc và đất. Hoặc cọc khoan nhồi chịu nén chống xuống tầng đất tốt.

Công trình hạ tầng lớn (cầu, đường cao tốc, nhà máy, cảng, đập thủy điện):

  • Cọc có thể có đường kính lớn từ 1000 – 2500mm, độ sâu 50 – 100m.
  • Cọc phải xuyên qua nhiều tầng đất yếu để cắm vào đá gốc hoặc tầng đất rất cứng.
  • Đối với cầu lớn, cọc có thể sâu hơn 100m. Thậm chí là khoan cọc xuyên biển cho cảng biển, cầu vượt sông.

Cọc khoan nhồi bao nhiêu mét là an toàn và chắc chắn?

Các yếu tố ảnh hưởng việc cọc khoan nhồi bao nhiêu mét?

Như đã nói phía trên việc cọc khoan nhồi bao nhiêu mét phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đặc biệt, đối với những dự án có quy mô lớn, chịu tải trọng cao, việc tính toán độ sâu của cọc khoan nhồi là vô cùng quan trọng. Thông qua đó đảm bảo sự ổn định và bền vững của công trình. Cụ thể độ sâu của cọc khoan nhồi sẽ phụ thuộc vào những điều sau:

  • Trước khi tiến hành thi công, cần khảo sát kỹ khu vực lân cận. Từ đó đánh giá xem các công trình xung quanh có sử dụng cọc khoan nhồi hay không.
  • Với đất mềm (bùn, sét, cát rời,…), cọc cần được thi công với độ sâu lớn hơn. Thông qua đó đạt tầng đất cứng, đảm bảo khả năng chịu tải tốt và tránh lún sụt.
  • Với đất cứng, đất thịt, độ sâu cọc có thể được thiết kế ngắn hơn. Tuy nhiên vẫn cần kiểm tra khả năng chịu lực để tránh các rủi ro về lún hoặc gãy cọc.
  • Một số khu xây dựng nằm gần sông, hồ, núi hoặc các khu vực có mực nước ngầm cao. Điều này sẽ đòi hỏi cọc khoan nhồi có độ sâu lớn hơn so với thi công ở đồng bằng.
  • Việc áp dụng công nghệ giúp tính toán chính xác khả năng chịu tải. Đồng thời hỗ trợ mô phỏng ứng suất và tối ưu hóa thiết kế cọc. Từ đó đảm bảo tính bền vững và hiệu quả kinh tế trong thi công.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc cọc khoan nhồi bao nhiêu mét?

Các loại cọc khoan nhồi phổ biến trong xây dựng

Ngoài các yếu tố về địa hình thì yếu tố về kích thước và loại cọc khoan nhồi cũng ảnh hưởng đến việc cọc khoan nhồi bao nhiêu mét là tối ưu. Cụ thể trong xây dựng có những loại cọc khoan nhồi như sau:

Phân loại theo kích thước cọc

Dựa vào đường kính của cọc khoan nhồi bê tông cốt thép, có thể chia thành hai nhóm chính:

  • Cọc khoan nhồi đường kính nhỏ: Có đường kính từ D300 đến D700. Chúng thường được sử dụng trong các công trình dân dụng, nhà phố. Ngoài ra là các công trình quy mô vừa và nhỏ. Các loại cọc phổ biến bao gồm D300, D400, D500, D600, D700.
  • Cọc khoan nhồi đường kính lớn: Có đường kính từ D800 trở lên. Chúng thường áp dụng cho công trình cao tầng, cầu, đường giao thông. Hoặc công trình có tải trọng lớn. Các kích thước thường dùng gồm D800, D1000, D1200,….

Phân loại theo cơ chế làm việc giữa cọc và đất nền

Cọc khoan nhồi có thể được phân loại dựa trên cách thức truyền tải trọng xuống nền đất, bao gồm:

  • Cọc chống: Truyền tải trọng trực tiếp xuống tầng đất đá có cường độ lớn. Lực ma sát dọc theo thân cọc không đáng kể. Do đó khả năng chịu tải chủ yếu phụ thuộc vào khả năng chịu tải của đất tại đầu mũi cọc. Thường được sử dụng cho các công trình lớn, cần tải trọng chịu lực cao.
  • Cọc treo (cọc ma sát): Chịu lực dựa trên ma sát giữa thân cọc và đất xung quanh. Đồng thời kết hợp với cường độ chịu tải của đất ở đầu mũi cọc. Phù hợp với các khu vực có nền đất yếu, bùn, cát,… Từ đó giúp cải thiện khả năng chịu tải mà không cần vươn tới lớp đá gốc.
  • Cọc khoan nhồi có chiều dài lớn: Thường được thi công để đạt tới tầng đá gốc. Hoặc các lớp đất có cường độ cao ở sâu dưới lòng đất. Có khả năng chịu tải từ cả đất đầu mũi cọc và lực kháng của đất dọc theo thân cọc. Thông qua đó giúp công trình đạt độ ổn định cao.

Các loại cọc khoan nhồi phổ biến trong xây dựng

Phân loại theo thiết kế chân cọc

Dựa vào hình dạng phần đáy cọc, có thể chia thành hai loại:

  • Cọc đều: Xuyên qua các lớp đất yếu và tựa lên tầng đất hoặc đá có độ cứng cao. Được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình, đảm bảo khả năng chịu lực và tính ổn định.
  • Cọc mở rộng đáy: Được thiết kế với phần đáy mở rộng. Phần đáy này giúp tăng diện tích tiếp xúc với đất nền chịu lực. Thường áp dụng khi công trình yêu cầu tải trọng cao. Loại cọc này có thể chịu tải gấp 2 – 2,5 lần so với cọc thông thường. Phù hợp với khu vực có nền đất yếu nhưng phía dưới là lớp đất có sức chịu tải lớn.

Xem thêm:

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc cọc khoan nhồi bao nhiêu mét là an toàn và chắc chắn. Cùng với đó là các yếu tố ảnh hưởng và phân loại cọc khoan nhồi trong xây dựng. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Xây dựng Mộc Trang theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH xây dựng và nội thất Mộc Trang – Đơn vị thiết kế và thi công xây dựng trọn gói 𝗰𝗵𝗮̂́𝘁 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 – 𝘂𝘆 𝘁𝗶́𝗻 tại Việt Nam.

☎ Hotline: 0936 558 994 – 0984 927 618

🏢 Trụ sở: Số 693 Trường Chinh, P Quán Trữ, Q Kiến An, TP Hải Phòng

🌏 Website: https://xaydungmoctrang.vn/

🌏 Fanpage: https://www.facebook.com/xaydungmoctrang.hp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *