So sánh chi phí mái thái và mái nhật, loại mái nào xây tối ưu hơn

Đánh giá post

Mái thái và mái nhật là hai loại mái nhà được sử dụng phổ biến trong việc xây dựng. Hai loại này có thiết kế sắc sảo, tinh tế nhưng vẫn đảm bảo công năng cho ngôi nhà. Với điều kiện thời tiết ở Việt Nam, loại mái này sẽ hạn chế rủi ro từ nắng và mưa. Tùy vào con mắt thẩm mỹ, mỗi người sẽ có phương án chọn loại mái cho riêng mình. Tuy nhiên, ngoài thẩm mỹ, nhiều người vẫn đắn đo chuyện chọn mái vì chi phí xây dựng. Vậy chi phí mái thái và mái nhật cái nào tối ưu hơn ? Hãy cùng Xây dựng Mộc Trang tìm hiểu chi tiết và so sánh chi phí xây dựng ngôi nhà cho hai loại mái này

Những điều cần biết về mái thái

Khái niệm

Mái thái là kiểu mái nhà có độ dốc tương đối lớn, thường từ 30-45 độ. Mái thái có nguồn gốc từ Thái Lan và được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1990. Mẫu nhà đẹp có kiểu mái này được ưa chuộng bởi vẻ đẹp sang trọng, hiện đại và phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam.

Mái Thái sử dụng loại mái ngói với nhiều kiểu dáng khác nhau như ngói màu sóng lớn, sóng nhỏ, ngói giả đá, ngói phẳng….đa dạng màu sắc và bền chắc. Mái Thái được ứng dụng nhiều trong công trình nhà cấp 4, nhà phố, biệt thự hiện nay.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm của mái Thái

  • Mái thái với thiết kế độ dốc cao, có chóp nhọn vì thế quá trình thoát nước nhanh chống ứ đọng nước. Từ đó bảo vệ ngôi nhà khỏi thấm dột nước, gia tăng tuổi thọ phần mái. Đặc biệt do thiết kế cao nên nhà mái Thái tản nhiệt tốt. Điều này đảm bảo sự thông thoáng, mát mẻ bên trong.
  • Mái Thái giúp công trình trở nên cao ráo, thanh thoát và tinh tế hơn. Đặc biệt, mẫu mái này sẽ phù hợp với nhiều kiến trúc khác nhau. Ví dụ đối với những nhà cấp 4 mái Thái vẫn phù hợp như những kiến trúc nhà Việt khác. Những công trình thiết kế nhà phố hiện đại thì mái Thái giúp công trình trở nên mềm mại, nhịp nhàng hơn. Còn ở những công trình cổ điển thì nó vẫn mang đến thẩm mỹ cao.
  • Ngoài những ưu điểm về thẩm mỹ, công năng thì mái Thái cũng rất tốt về mặt phong thủy. Vì thiết kế cao ráo tránh tích tụ hung khí. Từ đó, giúp cho quá trình luân chuẩn vượng khí được tốt hơn..

Nhược điểm của mái Thái

  • Mái thái sở hữu nhiều ưu điểm về tính thẩm mỹ, công năng. Vì thế, quá trình thi công phần mái sẽ lâu hơn so với những loại mái khác. Từ đó chi phí cũng cao hơn nhiều.
  • Quá trình sửa chữa, thi công lại mái cũng rất khó khăn, tốn thời gian. Mặt khác khó lên tầng được vì quá trình đập, thi công lại khá khó khăn. Điều này sẽ tốn nhiều chi phí, công sức cho gia đình.

Nhà cấp 4 mái Thái ở nông thôn siêu sang, tiện nghi và đẹp sắc nét

Những điều cần biết về mái nhật

Khái niệm

Đây là loại nhà có nguồn gốc từ Nhật Bản – đất nước mặt trời mọc. Nhà Nhật truyền thống có quy thức xây cất với một số đặc điểm đặc trưng. Cụ thể như: nhà cửa chủ yếu làm bằng gỗ, sàn nâng cao khỏi mặt đất, mái dốc lợp ngói hoặc tranh.

Thiết kế bên trong không xây tường vách mà ngăn buồng bằng cửa lùa (fusuma). Chính vì thế, bạn có thể tùy biện điều chỉnh không gian lớn nhỏ. Sàn nhà bằng gỗ, lát chiếu, không kê bàn ghế gì cả mà quỳ hay ngồi bệt trên sàn. Khi cần thì trải nệm nằm ngủ hoặc dùng bàn thấp. Giường ghế thì mãi đến thế kỷ 20 mới phổ biến.

Dù vậy từ thế kỷ 19, kiến trúc phương Tây đã du nhập Nhật Bản. Tiếp theo là các kiểu hiện đại. Cuối cùng thời kì hậu hiện đại khiến Nhật Bản ngày nay có vai trò tiên tiến trong các ngành thiết kế, kiến trúc và công nghệ xây cất.

Hiện nay có 2 loại mái Nhật thường được sử dụng trong các công trình:

  • Mái Nhật bằng: Mái nhật Bằng không phải là đổ bằng như mái bằng mà có độ dốc nhỏ hơn. Cùng với đó, độ rộng và dài ra 4 góc đều nhau. Kiểu mái này thể hiện sự trẻ trung, độc đáo và tối giản. Chính vì thế được nhiều gia đình trẻ lựa chọn.
  • Mái Nhật dốc: Loại mái này có đặc điểm gần giống như mái Thái nhưng độ dốc nhỏ hơn. Mái Nhật dốc gồm các mái nhỏ giao với mái lớn, xếp chồng lên nhau. Thiết kế này sẽ tạo cảm giác lượn song vô cùng bắt mắt.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm của Mái Nhật

  • Mái nhật được xem là sự kết hợp giữa mái Thái và phong cách mái dốc châu Âu cổ điển. Sự dung hòa của nét kiến trúc phương đồng và phương Tây. Thiết kế này tạo ra một kiểu mái đồng đều và cân bằng. Từ đó mang lại tính thẩm mỹ cao cho công trình.
  • Nếu như mái Thái gắn liền với đỉnh chóp nhọn thì mái Nhật có đỉnh chóp tương đối bằng. Vì thế, nó phù hợp với những mẫu nhà kiến trúc hiện đại, tân cổ điển, truyền thống…
  • Mái Nhật cũng có dộ dốc vì thế quá trình thoát nước dễ dàng. Từ đó, hạn chế đọng nước và hơn cả giúp ngôi nhà cao ráo, thông thoáng hơn.
  • Mái Nhật có thể kết hợp với nhiều công trình có quy mô khác nhau. Từ nhà diện tích nhỏ đến những công trình quy mô lớn đều đảm bảo được thẩm mỹ. Đặc biệt mái Nhật đề cao tính đơn giản, tiện lợi. Vì thế phù hợp với những thiết kế gần gũi với thiên nhiên hay sự mộc mạc trong thiết kế.
  • Mái Nhật được các chuyên gia đánh giá là loại mái có thể sử dụng được nhiều vật liệu khác nhau nhất. Vì thế tùy thuộc vào ngân sách của từng gia đình để lựa chọn vật liệu phù hợp.

Nhược điểm của Mái Nhật

  • Mái Nhật có độ dốc tương đối thấp nên quá trình thoát nước sẽ thấp hơn. Đồng thời, độ thoáng vì thế cũng hạn chế hơn so với mái Thái.
  • Nhắc đến những công trình kiến trúc phong cách Nhật người ta nghỉ ngay tới tính tối giản và tiện dụng. Điều này khiến cho mái Nhật không thích hợp với những công trình có thiết kế cầu kỳ.

So sánh chi phí mái thái và mái nhật

Các loại chi phí mái nhà cơ bản

Chi phí vật liệu xây dựng

Ngói: Ngói Nhật thường có giá cao hơn so với ngói Thái, vì chúng thường được sản xuất từ nguyên liệu tốt hơn, có chất lượng cao và yêu cầu quy trình sản xuất công nghệ cao như đất sét cao cấp và khoáng chất. Công thức tính chi phí ngói:

  • Chi phí ngói = Số lượng ngói x Đơn giá ngói
  • Số lượng ngói = Diện tích mái / Diện tích một viên ngói

Vật liệu khung và dầm: Bộ khung của mái Nhật có thể là gỗ hoặc thép. Trong khi mái Thái thường sử dụng gỗ. Sự lựa chọn này ảnh hưởng đến chi phí.

Chi phí khung kèo mái = Diện tích mái x Đơn giá khung kèo

Các vật liệu khác: Bao gồm hệ thống thoát nước, vật liệu cách nhiệt, vật liệu ốp chống thấm và các thành phần khác.

Chi phí hệ thống thoát nước mái nhà = Số lượng máng x Đơn giá máng + Số lượng ống x Đơn giá ống + Số lượng cút x Đơn giá cút

Trong đó:

  • Số lượng máng = Diện tích mái / Diện tích một máng
  • Số lượng ống = Diện tích mái / Diện tích một ống
  • Số lượng cút = (Số lượng ống – 1) x 2
  • Chi phí hệ thống chống thấm mái nhà = Diện tích mái x Đơn giá vật liệu chống thấm

Chi phí nhân công

Chi phí nhân công mái thái hay mái nhật cao hơn khó có thể đưa ra kết luận cụ thể nếu không tính toán chính xác, bởi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí (nông thôn rẻ hơn thành phố), năng lực và kinh nghiệm đội ngũ, độ phức tạp mái nhà dựa trên quy mô dự án, mức tiền công địa phương, thời tiết và điều kiện công việc.

Công thức tính chi phí nhân công xây mái thái và mái nhật bao gồm

Chi phí nhân công mái nhà = Diện tích mái x Đơn giá nhân công x Số công nhân

Trong đó:

Đơn giá nhân công phụ thuộc vào loại mái, độ phức tạp của công trình và nhà thầu thi công. Số giờ lao động cần dựa trên khung, dầm, vị trí và kết cấu,… để xác định số giờ cần thiết cho việc lắp đặt mái.

Chi phí thi công

Gồm chi phí thuê máy móc, chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt,…

Công thức tính chi phí vận chuyển:

Chi phí vận chuyển mái = Diện tích mái x Đơn giá vận chuyển

Trong đó: Đơn giá vận chuyển phụ thuộc vào khoảng cách vận chuyển và nhà cung cấp vận chuyển.

Chi phí bảo trì và sửa chữa

  • Chi phí bảo trì hàng năm: Xác định số tiền cần thiết để bảo trì. Đồng thời duy trì mái hằng năm
  • Chi phí sửa chữa khi cần thiết: Dựa trên các yếu tố bên ngoài như thời tiết và tuổi thọ của mái.

Xem thêm: Xây dựng Mộc Trang – đơn vị cung cấp thợ xây Hải Phòng chuyên nghiệp

Cách tính chi phí mái thái

Chi phí làm mái thái được tính theo công thức sau:

Chi phí mái thái = (Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí thi công) x Diện tích mái + Chi phí bảo trì hằng năm

Chi phí bảo trì mái thái hằng năm = Diện tích mái x (Chi phí kiểm tra, vệ sinh + Chi phí sửa chữa, thay thế)

Kiểm tra, vệ sinh mái: Gồm có các công việc như kiểm tra tình trạng của mái. Ngoài ra, nó cũng gồm vệ sinh ngói, khung kèo, hệ thống thoát nước, hệ thống chống thấm,… Chi phí kiểm tra, vệ sinh mái thường dao động từ 100,000 đồng/m2 đến 200,000 đồng/m2.

Cách tính chi phí mái Nhật

Tương tự như mái thái, ta có công thức tính chi phí mái nhật như sau:

Chi phí mái nhật = (Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí thi công) x Diện tích mái + Chi phí bảo trì hằng năm

So sánh ngói thái và ngói nhật dựa vào nhiều yếu tố

Mẹo tối ưu chi phí xây dựng mái thái và mái nhật

Xác định nhu cầu và ngân sách

Bước đầu tiên là xác định nhu cầu sử dụng của ngôi nhà, bao gồm số tầng, diện tích, phong cách kiến trúc,… Từ đó, bạn có thể ước tính được tổng mức đầu tư và ngân sách cho việc xây dựng.

Tìm kiếm nhà thầu uy tín

Sau khi xác định được nhu cầu và ngân sách, gia chủ cần tìm kiếm các nhà thầu xây dựng uy tín trong khu vực. Bạn nên tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè hoặc trên các website đánh giá để tìm được nhà thầu phù hợp.

Liên hệ và yêu cầu báo giá

Liên hệ với các nhà thầu và yêu cầu họ cung cấp báo giá xây dựng nhà mái thái và mái nhật theo hình thức trọn gói chìa khoá trao tay. Trong báo giá cần có đầy đủ thông tin về chi phí vật tư, nhân công, thiết bị, chi phí phát sinh và các khoản chênh lệch.

So sánh báo giá và lựa chọn nhà thầu

Tiến hành so sánh các báo giá từ các nhà thầu khác nhau và lựa chọn nhà thầu có đề xuất giá phù hợp nhất với dự án của bạn và đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Ký hợp đồng và thi công nhà

Sau khi chọn được nhà thầu, ký hợp đồng với họ và bắt đầu quá trình xây dựng ngôi nhà của bạn. Trong hợp đồng cần ghi rõ các điều khoản về giá cả, tiến độ, chất lượng công trình,…

Hợp tác chặt chẽ với nhà thầu trong quá trình xây dựng

Trong suốt quá trình xây dựng, hợp tác chặt chẽ với nhà thầu để kiểm soát tiến độ công trình và đảm bảo chất lượng công trình.

Xem thêm: Mẹo chọn đơn vị nhà thầu xây dựng Hải Phòng chuyên nghiệp

Trên đây là những điều cần biết về chi phí mái thái và mái nhật. Cùng với đó là những mẹo để tối ưu chi phí xây dựng. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ với Xây dựng Mộc Trang theo thông tin bên dưới

Công ty TNHH xây dựng và nội thất Mộc Trang – Đơn vị thiết kế và thi công xây dựng trọn gói 𝗰𝗵𝗮̂́𝘁 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 – 𝘂𝘆 𝘁𝗶́𝗻 tại Việt Nam.

☎ Hotline: 0936 558 994 – 0984 927 618

🏢 Trụ sở: Số 693 Trường Chinh, P Quán Trữ, Q Kiến An, TP Hải Phòng

🌏 Website: https://xaydungmoctrang.vn/

🌏 Fanpage: https://www.facebook.com/xaydungmoctrang.hp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *