Một công trình nhà ở đẹp và vững chắc là điều mà bất kì ai mong muốn hiện nay. Tuy nhiên, để có thể hiện thức hóa căn nhà thì cần phải trải qua nhiều giai đoạn quan trọng. Trong đó, công đoạn thiết kế công trình là công đoạn đóng vai trò then chốt. Thiết kế không chỉ giúp hình dung tổng quan mà còn đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ. Đồng thời duy trì đúng ý tưởng khi phối hợp với các đơn vị thi công chuyên nghiệp. Vậy quy trình thiết kế công trình xây dựng mới nhất gồm những công đoạn nào? Hãy cùng Xây dựng Mộc Trang tìm hiểu chi tiết trong bài viết này
Mục lục
Thiết kế công trình xây dựng là gì?
Trước khi tìm hiểu quy trình thiết kế công trình xây dựng thì cần biết thiết kế công trình xây dựng là gì. Thiết kế công trình xây dựng là quá trình triển khai và hiện thực hóa các ý tưởng sáng tạo. Từ đó tạo dựng một công trình kiến trúc với mục tiêu và chức năng cụ thể. Đây không chỉ là công việc của việc vẽ phác thảo hay tính toán các yếu tố kỹ thuật. Nó còn là sự kết hợp hài hòa giữa tính thẩm mỹ và công năng. Thông qua đó đáp ứng đầy đủ nhu cầu của chủ đầu tư.
Quá trình này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu sử dụng không gian. Ngoài ra mọi chi tiết cần có sự tương thích với môi trường xung quanh. Cùng với đó là các yêu cầu về kỹ thuật và vật liệu xây dựng. Tất cả góp phần tạo ra một sản phẩm công trình vừa đẹp mắt, vừa tiện nghi. Đồng thời tối ưu hóa hiệu quả sử dụng và mang lại giá trị bền vững cho người sử dụng.
Những yêu cầu khi thực hiện quy trình thiết kế công trình xây dựng
Theo Điều 52 Nghị định CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, quy trình thiết kế công trình xây dựng phải tuân thủ các tiêu chuẩn sau nhằm đảm bảo tính an toàn, bền vững và hiệu quả sử dụng. Cụ thể như sau:
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng, hài hòa với cảnh quan, điều kiện tự nhiên. Đồng thời tuân thủ dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt.
- Đảm bảo nền móng vững chắc. Hạn chế tình trạng lún, nứt hoặc biến dạng vượt quá giới hạn cho phép.
- Tuân thủ tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. Đảm bảo thiết kế phù hợp với người khuyết tật đối với công trình công cộng.
- Thiết kế công năng tối ưu, đảm bảo tính thẩm mỹ, giá thành hợp lý. Đồng bộ giữa các hạng mục và phù hợp với yêu cầu vận hành, sử dụng lâu dài.
- Tôn trọng phong tục, tập quán, văn hóa xã hội của từng khu vực, địa phương. Từ đó tạo sự hài hòa giữa công trình và bối cảnh xung quanh.
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Trong đó bao gồm phòng chống sự cố, khoảng cách hợp lý giữa các công trình. Ngoài ra là sử dụng vật liệu chống cháy để giảm thiểu rủi ro hỏa hoạn.
- Tạo điều kiện tiện nghi, vệ sinh và bảo vệ sức khỏe người sử dụng. Tối ưu hóa các yếu tố chiếu sáng, thông gió và môi trường sống.
- Khai thác tối đa lợi thế tự nhiên để nâng cao hiệu suất sử dụng. Đồng thời giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
Quy trình thiết kế công trình xây dựng mới nhất hiện nay
Bước 1: Gặp gỡ, trao đổi, khảo sát và tư vấn
Giai đoạn đầu tiên trong quy trình thiết kế công trình xây dựng là bước gặp gỡ. Trong đó bao gồm trao đổi và khảo sát thực địa, giúp kiến trúc sư và chủ đầu tư hiểu rõ nhu cầu. Cùng với đó là mong muốn cũng như các yêu cầu kỹ thuật của công trình. Trong buổi trao đổi, kiến trúc sư sẽ tiếp nhận ý kiến của khách hàng. Đồng thời tư vấn sơ bộ về phong cách kiến trúc, giải pháp thiết kế phù hợp khu đất. Ngoài ra là các yếu tố điều kiện địa chất và các yếu tố phong thủy. Đồng thời, đơn vị thiết kế sẽ tiến hành khảo sát thực tế, đo đạc khu vực xây dựng. Từ đó thu thập dữ liệu quan trọng, bao gồm:
- Diện tích và hình dạng khu đất.
- Đặc điểm địa hình, kết cấu đất nền.
- Hướng nhà, hướng gió, điều kiện ánh sáng tự nhiên.
Dựa trên các thông tin thu thập được, đơn vị thiết kế sẽ đưa ra phương án sơ bộ. Trong đó bao gồm bố cục không gian, giải pháp kỹ thuật. Đồng thơi tư vấn chi tiết cho chủ đầu tư trước khi triển khai bước tiếp theo.
Bước 2: Trình bày và điều chỉnh bố trí mặt bằng công năng
Sau khi hoàn tất quá trình khảo sát, công ty thiết kế sẽ tiến hành lập bản vẽ mặt bằng công năng. Từ đó đảm bảo tối ưu diện tích sử dụng và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia chủ. Phương án mặt bằng công năng sẽ được thiết kế dựa trên các tiêu chí quan trọng như:
- Tính tiện nghi và công năng sử dụng: Bố trí không gian hợp lý. Đảm bảo sự tiện lợi trong sinh hoạt hàng ngày.
- Yếu tố phong thủy: Hướng cửa chính, hướng bếp. Ngoài ra là vị trí các phòng chức năng được sắp xếp phù hợp với phong thủy.
- Tính thẩm mỹ: Đảm bảo hài hòa giữa thiết kế nội thất và ngoại thất. Từ đó tạo nên không gian sống đẹp mắt và hiện đại.
Trong giai đoạn này, kiến trúc sư sẽ làm việc chặt chẽ với khách hàng. Đồng thời liên tục trao đổi và điều chỉnh bản vẽ theo phản hồi của gia chủ. Thông qua đó đi đến phương án tối ưu nhất. Việc điều chỉnh này đảm bảo công trình sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng. Đồng thời phù hợp với các tiêu chuẩn thiết kế và kỹ thuật xây dựng.
Bước 3: Ký kết hợp đồng thiết kế hoặc thi công trọn gói
Sau khi phương án thiết kế được thống nhất, chủ đầu tư và đơn vị thi công sẽ tiến hành ký kết hợp đồng chính thức để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên. Nội dung hợp đồng bao gồm:
- Phạm vi công việc: Thiết kế, thi công hoặc cả hai.
- Tiến độ thực hiện: Các giai đoạn triển khai và thời gian hoàn thành.
- Chi phí và phương thức thanh toán: Mức giá thi công, các khoản chi phí phát sinh (nếu có).
- Cam kết về chất lượng công trình: Đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Cùng vơi đó là vật liệu xây dựng, quy trình thi công.
Hợp đồng sẽ được lập theo quy định pháp luật. Tất cả được kiểm tra kỹ lưỡng bởi văn phòng luật sư. Từ đó đảm bảo tính minh bạch, công bằng và ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên. Đây là bước quan trọng nhằm hạn chế rủi ro. Đồng thời đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
Bước 4: Chốt bản vẽ thiết kế kiến trúc và ngoại thất
Lúc này đã hoàn thành giai đoạn tư vấn và thống nhất phương án mặt bằng công năng. Vì thế kiến trúc sư sẽ tiến hành thiết kế bản vẽ kiến trúc chi tiết và ngoại thất. Bản vẽ này giúp khách hàng có cái nhìn tổng thể về hình dáng, kích thước, tỷ lệ. Cùng với đó là kết cấu của ngôi nhà trước khi bước vào giai đoạn triển khai kỹ thuật. Trong bước này, các yếu tố quan trọng trong quy trình thiết kế công trình xây dựng được cân nhắc kỹ lưỡng, bao gồm:
- Phong cách thiết kế: Định hình rõ nét phong cách kiến trúc (hiện đại, cổ điển, tân cổ điển…). Đảm bảo phù hợp với sở thích và gu thẩm mỹ của gia chủ.
- Công năng sử dụng: Đảm bảo sự tiện nghi, tối ưu không gian sống. Đồng thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
- Phong thủy: Điều chỉnh hướng nhà, bố trí cửa chính, phòng ngủ, bếp, cầu thang. Tất cả theo phong thủy để mang lại sự hài hòa và thịnh vượng.
Bước 5: Triển khai hồ sơ bản vẽ chi tiết
Khi bản vẽ kiến trúc cơ bản đã được phê duyệt, đơn vị thiết kế sẽ tiến hành hoàn thiện hồ sơ bản vẽ chi tiết, bao gồm:
- Bản vẽ kết cấu: Đây là phần quan trọng nhất. Nó quyết định độ bền, khả năng chịu lực và tính an toàn của công trình. Từng chi tiết như móng, dầm, cột, sàn, hệ thống chịu lực sẽ được tính toán kỹ lưỡng. Thông qua đó là đảm bảo tính ổn định và vững chắc.
- Bản vẽ hệ thống điện, nước: Thiết kế hệ thống điện nước cần đảm bảo tính khoa học. Cùng với đó là sự an toàn và tiện lợi trong quá trình sinh hoạt. Các hạng mục như đường dây điện, hệ thống cấp thoát nước, máy bơm sẽ được bố trí hợp lý. Từ đó phù hợp với công năng sử dụng.
- Bản vẽ phụ trợ: Tùy theo yêu cầu, bản vẽ này có thể bao gồm hệ thống điện lạnh. Ngoài ra là internet, camera an ninh, chuông cửa thông minh và các tiện ích khác. Thông qua đó nâng cao chất lượng không gian sống.
- Bản vẽ 3D ngoại thất: Cung cấp hình ảnh trực quan về không gian bên ngoài của công trình. Thông qua đó giúp gia chủ dễ dàng hình dung về màu sắc, vật liệu. Cùng với đó là hình khối kiến trúc trước khi triển khai thi công.
Bước 6: Tiến hành thi công
Sau khi hoàn tất hồ sơ thiết kế, công trình sẽ bước vào giai đoạn thi công xây dựng. Tất cả theo tiến độ và điều khoản trong hợp đồng quy trình thiết kế công trình. Đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư và công nhân chuyên nghiệp sẽ thực hiện công việc theo từng hạng mục. Từ đó đảm bảo chất lượng, an toàn và đúng thời gian cam kết.
Quá trình thi công bao gồm các công đoạn chính như:
- Thi công phần thô: Đào móng, ép cọc, đổ bê tông móng, xây tường. Lắp đặt hệ thống dầm cột, đổ sàn và hoàn thiện khung kết cấu của công trình.
- Thi công hệ thống kỹ thuật: Lắp đặt điện nước, hệ thống điều hòa, thông gió. Ngoài ra là camera an ninh, mạng internet và các tiện ích thông minh khác.
- Hoàn thiện nội thất và ngoại thất: Ốp lát sàn, sơn tường, lắp đặt cửa. Ngoài ra là hệ thống chiếu sáng, nội thất, vệ sinh và hạng mục trang trí khác.
Mọi quy trình thi công đều được giám sát chặt chẽ bởi đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm. Từ đó đảm bảo công trình đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thiết kế. Đồng thời mang lại không gian sống lý tưởng cho gia chủ.
Các hạng mục thiết kế trong quy trình xây dựng công trình
Vừa rồi chúng ta đã biết quy trình thiết kế công trình xây dựng gồm những gì. Tuy nhiên, ở giai đoạn thiết kế công trình vẫn còn gồm 3 loại khác nhau để hoàn thiện. Tất cả căn cứ vào nghị định về cai quản Dự Án đầu tư xây dựng công trình số 12/2009/NĐ – CP. Cụ thể như sau:
Thiết kế 1 bước
Thiết kế 1 bước là phương thức thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với các công trình nhà ở. Trong đó chỉ yêu cầu lập văn bản báo cáo kinh tế – kỹ thuật cho công trình xây dựng. Trong quy trình này, ba giai đoạn của thiết kế được tích hợp thành một bước duy nhất. Trong đó bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Sự hợp nhất này được gọi là thiết kế bản vẽ thi công. Phương thức này phù hợp cho các công trình có yêu cầu đơn giản. Đồng thời không cần phân tách các bước thiết kế phức tạp.
Thiết kế 2 bước
Thiết kế 2 bước là quy trình thiết kế bao gồm hai giai đoạn chính. Đó là thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công. Phương pháp này áp dụng đối với những công trình yêu cầu lập dự án. Ngoại trừ những công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật. Trong quy trình này, bản vẽ kỹ thuật và bản vẽ thi công được kết hợp thành một giai đoạn duy nhất. Giai đoạn này được gọi là thiết kế bản vẽ thi công. Phương thức này thường được áp dụng cho các công trình có tính chất phức tạp vừa phải. Đồng thời yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa các giai đoạn thiết kế. Tuy nhiên không cần phải phân chia quá chi tiết.
Thiết kế 3 bước
Thiết kế 3 bước là phương thức thiết kế phức tạp nhất, bao gồm ba giai đoạn. Đó là thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ xây dựng. Phương pháp này được áp dụng đối với công trình nhà ở hoặc công trình yêu cầu lập dự án. Quyết định áp dụng quy trình thiết kế 3 bước sẽ do người quyết định đầu tư đưa ra. Tất cả tùy thuộc vào mức độ phức tạp và yêu cầu kỹ thuật của công trình. Trong quá trình thiết kế, mỗi bước sẽ có những mục tiêu và yêu cầu riêng biệt. Thông qua đó đảm bảo tính chính xác và hiệu quả công trình trong suốt quá trình thi công.
Xem thêm:
Trên đây là quy trình thiết kế công trình xây dựng theo quy định mới nhất. Cùng với đó là các hạng mục thiết kế công trình nổi bật. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Xây dựng Mộc Trang theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH xây dựng và nội thất Mộc Trang – Đơn vị thiết kế và thi công xây dựng trọn gói 𝗰𝗵𝗮̂́𝘁 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 – 𝘂𝘆 𝘁𝗶́𝗻 tại Việt Nam.
Hotline: 0936 558 994 – 0984 927 618
Trụ sở: Số 693 Trường Chinh, P Quán Trữ, Q Kiến An, TP Hải Phòng
Website: https://xaydungmoctrang.vn/