Ngày nay, nhu cầu xây dựng nhà xưởng công nghiệp đang dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên để xây dựng được nhà xưởng an toàn và hoàn chỉnh thì cần có quy trình chi tiết. Đó là điều mà nhiều chủ đầu tư vẫn còn chưa nắm rõ để giám sát và quản lý. Một quy trình lắp dựng nhà xưởng đúng chuẩn sẽ giúp việc thực hiện được trơn trụ. Trong bài viết này, hãy cùng Xây dựng Mộc Trang khám phá quy trình lắp dựng nhà xưởng công nghiệp chi tiết từ A – Z. Cùng với đó là những lưu ý khi lắp dựng
Mục lục
Tiêu chí quan trọng trong quy trình lắp dựng nhà xưởng công nghiệp
Tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng. Những tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp đánh giá chất lượng công trình. Các tiêu chí trong quy trình xây dựng nhà xưởng cơ bản như sau:
Đảm bảo sự vững chắc của nền móng nhà xưởng
Có một thực tế là nếu doanh nghiệp chọn được vị trí có nền đất vững chắc thì nhà xưởng sẽ được gia cố vững chắc. Trường hợp bất khả kháng, nhà thầu cũng như kỹ sư phải cân nhắc phương án gia cố nền móng.
Vì vậy, trước khi tiến hành quy trình thi công nhà xưởng, chủ doanh nghiệp cần lựa chọn và xem xét kỹ lưỡng diện tích đất. Bên cạnh đó, các vấn đề như chất lượng đất đai, khu vực xung quanh và cơ sở hạ tầng cũng cần được xem xét kỹ lưỡng.
Đảm bảo độ chắc chắn của khung và an toàn lao động
Khi phần móng hoàn thiện sẽ tiến hành giai đoạn đóng khung. Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận. Vì người lao động có thể gặp nguy hiểm nếu có sai sót. Do đó, các nhà thầu và thợ xây dựng phải trang bị cho công nhân những đồ bảo hộ cần thiết trong suốt quy trình thi công nhà xưởng. Xây dựng bộ khung là công đoạn giúp định hình nhà xưởng công nghiệp của bạn. Từ đó tạo nên bộ khung nhà xưởng phải chắc chắn và bền bỉ.
Đáp ứng nguyên tắc về hạ tầng khi thực hiện quy trình lắp dựng nhà xưởng công nghiệp
- Đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường và an toàn lao động: đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động chống ồn, chống bụi,… Đồng thời thu gom và xử lý chất thải, thực hiện giám sát an toàn trên toàn bộ công trình.
- Thiết bị, phương tiện trong kho, nhà xưởng thép tiền chế phải được lắp đặt phù hợp: quy mô vận hành phù hợp với thiết kế. Quá trình vận hành diễn ra suôn sẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn và giảm thiểu ô nhiễm. Ngoài ra, nó phải dễ dàng để làm sạch và bảo trì.
- Đảm bảo điện, kỹ thuật: việc duy trì nguồn điện cho toàn bộ hệ thống là rất cần thiết. Đội ngũ kỹ thuật cần ưu tiên quá trình này để vận hành dễ dàng, nhanh chóng.
- Chú ý hệ thống nước: Cần có hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải phù hợp. Từ đó tránh gây ô nhiễm khu vực sản xuất và môi trường, đất, không khí, nước,…
Quy trình lắp dựng nhà xưởng công nghiệp đầy đủ chi tiết
Khảo sát và đưa ra phương án xây dựng
- Đơn vị thi công sẽ đến khảo sát địa điểm, mặt bằng nơi thi công dự án. Từ đó đưa ra phương án thiết kế thi công tối ưu nhất.
- Sau đó sẽ đưa ra các phương án về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp. Từ đó có phương án thi công thiết kế nhà xưởng, nhà máy, nhà kho hợp lý hơn.
- Đối với những công trình được yêu cầu về kiến trúc như văn phòng hay bảo vệ nhà xưởng… đơn vị thi công sẽ đưa ra phương án thi công kiến trúc phù hợp nhất.
- Tối ưu các phương án quy định về môi trường và phòng cháy chữa cháy theo quy định của khu công nghiệp hoặc các cụm công nghiệp mà ta xây dựng nhà xưởng.
- Đưa ra các phương án cho kết cấu phần móng phù hợp với địa chất tại khu vực lắp dựng nhà xưởng.
Thiết kế bản vẽ sơ bộ cho nhà xưởng
- Hồ sơ kỹ thuật thi công phải có bản vẽ mô tả tổng mặt bằng công trình thi công. Hoặc bản vẽ về phương án tổng công trình được xây dựng theo tuyến.
- Mỗi nhà xưởng đều có những công trình yêu cầu về công nghệ. Những công trình này cần phải có sơ đồ về công nghệ hoặc bản vẽ công nghệ dây chuyền.
- Đối với công trình có yêu cầu kiến trúc, thì cần lập các bản vẽ, phương án kiến trúc.
- Lập các bản vẽ có phương án kết cấu.
Lên bản vẽ chi tiết, dự trù chi phí xây dựng
Bản vẽ sơ bộ sẽ là căn cứ để chủ đầu tư và đơn vị thi công bàn bạc. Từ đó đi đến thống nhất về phương án thi công cuối cùng. Sau đó, bản vẽ thiết kế sẽ được đội ngũ kiến trúc sư và đội ngũ kỹ sư hoàn thành.
Ở giai đoạn này, bản vẽ sẽ thể hiện một cách chi tiết, cụ thể mọi hạng mục xây dựng. Từ phương án kết cấu móng đến các chi tiết cấu tạo, bản vẽ khung thép tiền chế, quy cách đối với các loại vật liệu, các nút liên kết, các bản vẽ M&E, hệ thống phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm cho các hạng mục như:
- Xưởng sản xuất
- Khu vực nhà kho
- Khu vực văn phòng
- Nhà ăn, căng tin và khu vực nghỉ ngơi của các cán bộ công nhân viên
- Bể ngầm
- Trạm điện
- Nhà bảo vệ, nhà kho
- Cổng, hệ thống tường rào…
Song song với việc hoàn thiện bản vẽ chi tiết, chủ đầu tư cũng cần tiến hành xin cấp phép xây dựng và cấp phép phòng cháy chữa cháy. Còn về phía chủ thầu và đơn vị thi công sẽ lập bảng dự trù kinh phí xây dựng. Ngoài ra là từng đầu việc và khối lượng công việc cần thực hiện cho tất cả các hạng mục. Bộ hồ sơ bao gồm bản vẽ thi công và bảng dự toán chi phí. Từ đó nghiệm thu công việc và khối lượng công việc hoàn thành sau này.
Thi công lắp đặt bulông nền móng
Thi công lắp đặt bulông nền móng là bước đầu tiên trong quy trình lắp dựng nhà xưởng công nghiệp. Đây là hạng mục có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng nền tảng công trình.
Khi tiến hành lắp đặt, đơn vị thi công cần đảm bảo bulông móng phải được lắp chính xác. Đồng thời được hàn vào hệ cốt thép móng. Nếu bulông móng không được lắp đúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế và kết cấu cốt thép, cốp pha móng của nhà xưởng. Từ đó dẫn đến tính chính xác của công trình không được đảm bảo. Vì vậy, công việc này cần được thực hiện bởi đội ngũ có chuyên môn cao. Công việc thực hiện với sự hỗ trợ của máy thủy bình, máy toàn đạc và hàn cố định.
Lưu ý: Công tác lắp đặt bulông nên được thi công sau khi lắp đặt cốt thép, cốp pha móng. Từ đó đảm bảo độ ổn định và chất lượng công trình. Sau khi hoàn thành, cần bịt lại các đầu bulông một cách cẩn thận để tránh đầu ren bị bẩn.
Thi công lắp đặt cột, kèo, xà gồ
Giai đoạn tiếp theo trong quy trình lắp dựng nhà xưởng công nghiệp là công tác thi công lắp đặt cột, kèo, xà gồ. Trước khi bắt đầu, nhà thầu cần khảo sát về mặt bằng, nơi chứa vật liệu, đường công vụ, vị trí đặt cẩu,… Sau đó lập bản vẽ thi công đảm bảo tính chính xác cũng như độ an toàn khi thi công.
Sau khi đã chuẩn bị xong, tiến hành thi công lắp đặt cột, kèo, xà gồ với sự trợ giúp của máy nâng và thực hiện theo trình tự các bước:
- Bước 1: Lắp dựng gian khóa cứng.
- Bước 2: Lắp dựng dầm kèo đầu tiên.
- Bước 3: Lắp đặt dầm kèo thứ nhì.
- Bước 4: Hoàn thành 100% giàn khóa.
- Bước 5: Lắp đặt toàn bộ các khung kèo và xà gồ.
- Bước 6: Lắp đặt kèo đầu hồi.
- Bước 7: Hoàn tất lắp đặt 100% xà gồ và chống xà gồ.
Lắp dựng mái tôn, tôn tường và tôn vách
Công đoạn cuối cùng trong quy trình lắp dựng nhà xưởng công nghiệp là lắp dựng tôn mái và tôn tường.
Lắp tôn mái
Bước 1: Đặt tôn lợp vào ống trượt và giữ lại bằng các móc sắt để trượt lên cáp. Sau đó kéo ống trượt và di chuyển đến chỗ cần lợp mái. Đưa tôn đến kèo và đặt trên xà gồ của mái.
Bước 2: Định vị chính xác vị trí đặt tấm tôn đầu tiên. Đồng thời đảm bảo khoảng cách giữa các tấm tôn phải đều nhau. Tiến hành lắp tôn cho toàn mái và kiểm tra lại. Từ đó xác định vị trí đặt các tấm tôn là chuẩn xác.
Lắp tôn vách
Tiến hành lắp tôn vách sau khi xây tường (độ cao từ 1,2 – 1,4m). Nên chọn loại tôn vách cách âm và cách nhiệt. Loại tôn này giúp nhà xưởng tránh các tác động từ bên ngoài.
Xem thêm:
- Bảng giá và tổng hợp mẫu xây dựng nhà xưởng đẹp nhất
- Xây dựng trọn gói: Sự lựa chọn thông minh cho dự án xây dựng
Trên đây là chúng tôi vừa chia sẻ quy trình xây dựng nhà xưởng công nghiệp từ A – Z. Cùng với đó là những tiêu chí xây dựng khi thực hiện quá trình lắp dựng. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Xây dựng Mộc Trang theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH xây dựng và nội thất Mộc Trang – Đơn vị thiết kế và thi công xây dựng trọn gói 𝗰𝗵𝗮̂́𝘁 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 – 𝘂𝘆 𝘁𝗶́𝗻 tại Việt Nam.
Hotline: 0936 558 994 – 0984 927 618
Trụ sở: Số 693 Trường Chinh, P Quán Trữ, Q Kiến An, TP Hải Phòng
Website: https://xaydungmoctrang.vn/