Chia sẻ kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm và chất lượng nhất

3.4/5 - (493 bình chọn)

Khi thực hiện xây nhà, gia chủ sẽ phải hợp tác với đơn vị thi công trong nhiều vấn đề. Trong đó vấn đề về chi phí xây nhà là một trong những vấn đề phổ biến nhất. Một ngôi nhà đẹp và tiện nghi, rộng rãi sẽ cần rất nhiều chi phí. Tuy nhiên, nếu quá tiết kiệm chi phí thì có thể ngôi nhà sẽ không hề đẹp và tiện nghi. Thậm chí ngôi nhà có thể xuống cấp nhanh chóng theo thời gian. Hiểu được điều này, Xây dựng Mộc Trang xin chia sẻ kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm mà vẫn giữ chất lượng ngôi nhà trong bài viết dưới đây

Chi phí xây nhà gồm những gì?

Trước khi chia sẻ kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm thì cần nắm rõ về chi phí xây nhà gồm những gì. Điều này giúp bạn có kế hoạch tài chính hợp lý, tránh phát sinh chi phí không cần thiết. Dưới đây là các hạng mục chi phí quan trọng khi xây nhà trọn gói:

  • Lệ phí cấp phép xây dựng theo quy định nhà nước.
  • Chi phí hồ sơ, bản vẽ xin phép xây dựng do kiến trúc sư. Hoặc đơn vị thiết kế thực hiện.
  • Chi phí pháp lý nếu thuê đơn vị dịch vụ làm thủ tục.
  • Chi phí nguyên vật liệu phần thô như Xi măng, sắt thép, gạch, cát, đá, bê tông, cốp pha…
  • Chi phí  vật liệu hoàn thiện như sơn, gạch lát nền, cửa, kính, trần thạch cao, thiết bị vệ sinh…
  • Chi phí vận chuyển và bốc dỡ phụ thuộc vị trí công trình và loại vật liệu sử dụng.
  • Tư vấn thiết kế kiến trúc, kết cấu, điện nước.
  • Chi phí bản vẽ thiết kế 2D, 3D.
  • Chi phí điều chỉnh thiết kế theo yêu cầu.
  • Chi phí nhân công phần thô (đào móng, đổ bê tông, xây tường, lợp mái…).
  • Chi phí nhân công hoàn thiện (ốp lát, sơn bả, lắp đặt hệ thống điện nước…).
  • Phụ cấp cho công nhân, thợ lành nghề trong quá trình thi công.
  • Chi phí thuê giám sát viên độc lập hoặc đơn vị tư vấn giám sát.
  • Chi phí điện, nước trong quá trình thi công.
  • Chi phí bảo vệ công trình, thuê bãi vật liệu, vệ sinh công trình sau khi hoàn thiện.
  • Hệ thống chiếu sáng, thiết bị điện, thiết bị vệ sinh (bồn cầu, lavabo, vòi sen, gương…).
  • ………………………

Chi phí xây nhà gồm những gì?

Chia sẻ kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm chi tiết và chất lượng

Cách làm nhà tiết kiệm nhất – Lập dự toán càng sớm

Một trong những chia sẻ kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm là hãy lập dự toán. Việc lập dự toán tổng thể sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về các khoản chi phí cần chuẩn bị. Dù chỉ là những ước tính ban đầu, chúng vẫn đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt trong việc định hướng kế hoạch xây dựng. Từ đó tránh những rủi ro tài chính không mong muốn.

Bên cạnh đó, bạn cần tính đến các chi phí ẩn có thể phát sinh. Ví dụ như phí cấp phép xây dựng, phí thiết kế, chi phí nguyên vật liệu tăng theo thời gian. Ngoài ra là các khoản dự phòng cho các vấn đề kỹ thuật. Khi nắm yếu tố này, bạn có thể điều chỉnh bản kế hoạch sao cho phù hợp với ngân sách. Đồng thời tối ưu chi phí một cách hiệu quả.

Cách làm nhà tiết kiệm nhất – Lập dự toán càng sớm

Đánh giá chi tiết các yếu tố tác động đến chi phí xây dựng

Vị trí xây dựng là một trong những yếu tố cần nhắc khi chia sẻ kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm. Việc chọn mua một lô đất giá rẻ chưa chắc đã giúp tiết kiệm chi phí. Những chi phí phát sinh có thể cao hơn so với dự tính ban đầu. Các yếu tố cần xem xét bao gồm:

  • Địa chất và địa hình: Một số khu đất có nhiều đá ngầm, cây cối lớn. Lúc này sẽ cần san lấp mặt bằng phức tạp. Từ đó khiến chi phí giải phóng mặt bằng sẽ tăng đáng kể.
  • Hạ tầng kỹ thuật: Hãy xem xét các yếu tố như đường giao thông. Ngoài ra là hệ thống điện, nước, thoát nước và xử lý nước thải. Nếu khu vực chưa có sẵn, bạn có thể phải đầu tư thêm chi phí lắp đặt.
  • Vật liệu xây dựng: Một số công trình có thiết kế đặc biệt, sử dụng vật liệu cao cấp. Lúc này yêu cầu kỹ thuật thi công phức tạp sẽ kéo theo chi phí tăng cao. Vì vậy, hãy cân nhắc lựa chọn vật liệu phù hợp ngân sách mà đảm bảo chất lượng.

Đánh giá chi tiết các yếu tố tác động đến chi phí xây dựng

Lựa chọn kiểu mái tối ưu chi phí và hiệu quả sử dụng

Thiết kế mái nhà cũng cần nhắc trong chia sẻ kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm. Ngoài ra nó cũng tác động hiệu quả sử dụng năng lượng của công trình. Một số mái nhà có kết cấu phức tạp với nhiều đường cong. Ngoài ra là mái nhà hình tam giác hoặc hình thang. Chúng thường yêu cầu kỹ thuật thi công cao và tốn kém hơn so với mái nhà đơn giản.

Một số mặt bằng nhà hình vuông hoặc chữ nhật, kết hợp mái nhà có kết cấu đơn giản. Những điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí thi công đáng kể. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc mô hình mái vòm. Đây là giải pháp có tính toán khoa học về khả năng tiết kiệm năng lượng. Cụ thể:

  • Mái vòm có diện tích bề mặt bên ngoài nhỏ hơn so với các kiểu mái truyền thống. Thông qua đó giúp giảm thất thoát nhiệt, tối ưu hóa khả năng sưởi ấm vào mùa đông. Đồng thời làm mát vào mùa hè.
  • Kết cấu vòm giúp phân bổ lực đồng đều, tăng độ bền và khả năng chịu tải công trình. Đồng thời giảm thiểu chi phí bảo trì về lâu dài.

Lựa chọn kiểu mái tối ưu chi phí và hiệu quả sử dụng

Kinh nghiệm làm nhà tiết kiệm chi phí – Không xây lớn quá

Khi lên kế hoạch xây dựng một ngôi nhà, nhiều người có thể cảm thấy một ngôi nhà lớn sẽ mang lại lợi ích về giá trị đầu tư, khi so sánh chi phí trên mỗi mét vuông. Tuy nhiên, một trong những chia sẻ kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm là xem xét yếu tố sử dụng thực tế. Thông thường những ngôi nhà lớn có thể đem lại sự thoải mái và tiện nghi. Tuy nhiên bất kỳ ngôi nhà nào, đều cần những hệ thống cơ sở hạ tầng phức tạp. Ví dụ như hệ thống ống nước, điện, và hệ thống sưởi. Điều này có thể gia tăng chi phí ban đầu và chi phí bảo trì về lâu dài.

Trong nhiều trường hợp, các ngôi nhà nhỏ hơn không chỉ có chi phí xây dựng hợp lý. Nó còn dễ dàng kiểm soát chi phí bảo trì. Ví dụ, nếu xây dựng ngôi nhà sâu, bạn có thể sẽ phải thiết kế các giàn mái đặc biệt. Điều này sẽ làm tăng chi phí xây dựng mái nhà. Để tiết kiệm chi phí và tối ưu diện tích, bạn có thể tham khảo các tài liệu. Ví dụ xu hướng xây dựng nhà nhỏ như sách vở. Ngoài ra là tham gia các cộng đồng và diễn đàn trực tuyến về xây dựng nhà nhỏ hiện nay. Kinh nghiệm thực tế và chia sẻ từ những người từng trải sẽ tài nguyên vô cùng quý giá.

Kinh nghiệm làm nhà tiết kiệm chi phí - Không xây lớn quá

Cách làm nhà tiết kiệm nhất – Nên xây dựng nhà cao

Trước khi quyết định số tầng của ngôi nhà, điều quan trọng là bạn cần suy nghĩ kỹ. Đặc biệt là việc tối ưu hóa diện tích sử dụng. Việc xây dựng nhà hai hoặc ba tầng, sẽ giúp tối đa hóa không gian sống. Đồng thời giúp bạn giảm thiểu diện tích mái nhà và nền móng. Thông qua đó giảm chi phí xây dựng. Nhà cao cũng có thể tiết kiệm chi phí đối với các hệ thống như ống nước và thông gió. Các hệ thống này có thể được bố trí hiệu quả hơn trong một ngôi nhà nhiều tầng.

Tuy nhiên, việc xây dựng nhà cao cũng có thể tiềm ẩn một số yếu tố. Những yếu tố này có thể làm tăng chi phí ban đầu và chi phí bảo trì. Ví dụ như việc cần phải trang bị thiết bị hỗ trợ như giàn giáo hoặc thang máy dân dụng. Vì vậy, việc tính toán và đưa ra quyết định thông minh sẽ giúp bạn quản lý chi phí hiệu quả. Đặc biệt trong suốt quá trình xây dựng và duy trì.

Cách làm nhà tiết kiệm nhất – Nên xây dựng nhà cao

Cẩn trọng các không gian trống trong thiết kế ngôi nhà

Khi thiết kế một ngôi nhà mới, một trong những chia sẻ kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm là bạn cần phải hiểu rõ về các không gian trống trong cấu trúc ngôi nhà. Trước khi quyết định chi tiêu, bạn nên xem xét diện tích tổng thể của ngôi nhà. Đặc biệt là phần diện tích thực tế dành cho không gian sống. Bạn cần xác định rõ ràng bao nhiêu phần diện tích là dành cho không gian sử dụng. Ngoài ra là bao nhiêu phần còn lại được phân bổ cho các khu vực. Ví dụ như nhà để xe, gác xép hay tường cách nhiệt.

Khi nhận được bản thiết kế sơ bộ của ngôi nhà, bạn cần phải đọc kỹ sơ đồ. Đồng thời đặt câu hỏi về bất kỳ không gian trống nào bạn không thể hình dung được. Việc này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc ngôi nhà. Từ đó đưa ra các quyết định hợp lý về việc tối ưu hóa không gian. Đồng thời giảm thiểu chi phí cho các khu vực không cần thiết.

Cẩn trọng các không gian trống trong thiết kế ngôi nhà

Bí quyết xây nhà tiết kiệm chi phí – Lựa chọn mảnh đất

Một chia sẻ kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm là lựa chọn mảnh đất phù hợp. Nền tảng đất ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và tiến độ thi công. Một mảnh đất có địa chất tốt sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng. Để đảm bảo chi phí, bạn nên tìm mua đất có bề mặt bằng phẳng, giao thông thuận tiện. Đồng thời gần các tiện ích công cộng như trường học, chợ, bệnh viện, siêu thị… Nên tránh những khu đất có địa hình lồi lõm, nhiều đá, hoặc có tình trạng ngập nước. Lúc này bạn sẽ phải tốn thêm chi phí và công sức để dọn dẹp, lấp đất, đập đá.

Đặc biệt, một số trường hợp lựa chọn đất ở những khu vực có tầng địa chất yếu. Lúc này sẽ phải đối mặt với chi phí phát sinh do yêu cầu gia cố nền móng. Chẳng hạn như việc ép cọc hoặc khoan cọc nhồi. Ngược lại, những mảnh đất tầng địa chất cứng sẽ giúp tiết kiệm chi phí gia cố móng. Từ đó chi phí thi công có thể giảm từ 20% đến 30% so với đất yếu. Để đảm bảo lựa chọn đúng, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trong ngành. Thông qua đó tìm được mảnh đất phù hợp nhất cho công trình.

Bí quyết xây nhà tiết kiệm chi phí - Lựa chọn mảnh đất

Tham khảo nhiều mẫu nhà và tư vấn từ kiến trúc sư

Một bước quan trọng khác trong quá trình xây dựng là tham khảo và lựa chọn thiết kế phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn. Lúc này bạn hãy nghiên cứu các nguồn tài liệu như sách báo, internet. Tốt hơn nữa, bạn có thể trực tiếp tham quan những ngôi nhà đã được xây dựng. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về các kiểu nhà. Thông qua đó đưa ra quyết định đúng đắn.

Kiến trúc sư (KTS) sẽ lắng nghe những yêu cầu và nguyện vọng của bạn. Thông qua đó tạo ra bản thiết kế tối ưu. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, bạn cũng có thể chọn làm theo thiết kế có sẵn từ ngôi nhà bạn ưng ý. Việc sử dụng thiết kế có sẵn không chỉ giúp giảm chi phí thiết kế. Nó còn giảm thiểu các vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng.

Tham khảo nhiều mẫu nhà và tư vấn từ kiến trúc sư

Tính toán thời gian và lựa chọn mùa xây dựng phù hợp

Lựa chọn thời điểm khởi công là yếu tố quan trọng cần phải tính toán kỹ lưỡng. Thông qua đó giúp bạn tối ưu hóa chi phí thi công. Mỗi mùa trong năm đều có những ưu và nhược điểm riêng khi xây dựng. Do đó, để chọn được thời điểm, bạn nên tham khảo ý kiến từ các kỹ sư xây dựng. Sau đó xem xét các yếu tố phong thủy. Thông qua đó đó chọn ngày giờ phù hợp cho việc khởi công.

Khi đã có kế hoạch chi tiết và hoàn chỉnh, bạn nên bắt đầu thi công càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các chi phí không cần thiết. Ví dụ như phí bảo vệ, quản lý kho, thất thoát vật tư. Ngoài ra là các chi phí điện, nước, ăn uống, đi lại. Đặc biệt, một số trường hợp phải vay vốn ngân hàng để xây dựng. Lúc này việc thi công sớm sẽ giảm gánh nặng tài chính trong suốt quá trình xây dựng.

Tính toán thời gian và lựa chọn mùa xây dựng phù hợp

Những sai lầm cần tránh giúp bạn hoàn thiện nhà tiết kiệm

Không lựa chọn kiến trúc sư và nhà thầu uy tín

Một trong những chia sẻ kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm chính là lựa chọn đúng đơn vị thiết kế và thi công. Một số người thuê phải nhà thầu hoặc kiến trúc sư không có chuyên môn cao, thiếu uy tín. Lúc này chủ đầu tư có thể đối mặt với những hệ lụy nghiêm trọng như:

  • Bản vẽ thiết kế không tối ưu: Dẫn đến công trình thiếu tính thẩm mỹ. Không đảm bảo công năng hoặc không phù hợp địa hình và khí hậu.
  • Thi công thiếu chuyên nghiệp: Gây ra tình trạng chậm tiến độ. Từ đó hát sinh chi phí không đáng có hoặc sai sót trong quá trình xây dựng.
  • Vật liệu không đảm bảo: Một số nhà thầu có thể sử dụng vật liệu kém chất lượng. Từ đí làm giảm độ bền và an toàn của công trình.

Giải pháp: Chủ đầu tư nên tìm hiểu kỹ về hồ sơ năng lực. Ngoài ra là các dự án đã thực hiện của kiến trúc sư và nhà thầu. Đồng thời, tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm. Bạn hãy yêu cầu báo giá, phương án thi công cụ thể để có sự so sánh.

Thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên môn về xây dựng

Dù không trực tiếp thi công, chủ đầu tư vẫn cần có những hiểu biết cơ bản về quy trình xây dựng. Thông qua đó có thể giám sát và kiểm soát công trình một cách hiệu quả. Nếu thiếu kiến thức về lĩnh vực này, bạn có thể gặp phải các vấn đề như:

  • Không nắm rõ quy trình thi công: Dẫn đến việc không thể kiểm soát chất lượng. Hoặc bị các đơn vị thi công “qua mặt.”
  • Khó khăn trong việc giám sát: Dễ xảy ra sai sót trong các hạng mục quan trọng. Ví dụ như kết cấu móng, hệ thống điện nước, hoàn thiện nội thất…
  • Không lường trước vấn đè: Có thể gây ra tình trạng phải sửa chữa. Hoặc điều chỉnh sau khi công trình hoàn thành, làm phát sinh thêm chi phí.

Giải pháp: Tìm hiểu các kiến thức cơ bản về xây dựng qua sách, tài liệu. Hoặc tham khảo ý kiến từ chuyên gia. Đồng thời thuê giám sát công trình nếu cần thiết để đảm bảo chất lượng.

Thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên môn về xây dựng

Không tính toán ngân sách và kế hoạch chi tiết

Một trong những chia sẻ kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm quan trọng là phải tính ngân sách. Không tính ngân sách sẽ khiến nhiều công trình bị đình trệ hoặc phát sinh ngoài dự kiến. Nếu không tính toán kỹ lưỡng, bạn có thể gặp phải:

  • Tình trạng “đội” chi phí: Dẫn đến phải cắt giảm một số hạng mục quan trọng. Hoặc sử dụng vật liệu kém chất lượng.
  • Thiếu hụt tài chính giữa chừng: Gây gián đoạn quá trình thi công. Thông qua đó ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thiện công trình.
  • Khó kiểm soát dòng tiền: Gặp áp lực tài chính. Điều này do không phân bổ ngân sách hợp lý cho từng giai đoạn.

Giải pháp: Trước khi khởi công, hãy lập kế hoạch ngân sách chi tiết. Trong đó bao gồm chi phí thiết kế, thi công, vật liệu, nội thất. Cùng với đó là các khoản dự phòng cho những phát sinh ngoài dự kiến. Làm việc với các chuyên gia tài chính hoặc nhà thầu để có báo giá cụ thể.

Bỏ qua kiểm tra chất lượng và quá trình thi công

Chất lượng vật liệu và quy trình thi công quyết định trực tiếp đến độ bền, an toàn của công trình. Nếu không kiểm soát chặt chẽ, bạn có thể gặp phải:

  • Sử dụng vật liệu kém chất lượng: Dẫn đến công trình nhanh xuống cấp. Thậm chí tường nứt, sàn lún hoặc hệ thống điện nước gặp sự cố. Tất cả chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.
  • Thi công sai tiêu chuẩn: Gây nguy hiểm cho người sử dụng. Đặc biệt là ở các hạng mục chịu lực như móng, cột, dầm, sàn.
  • Mất thêm chi phí sửa chữa về sau: Những sai sót có thể không phát hiện ngay lập tức. Tuy nhiên nó sẽ gây ảnh hưởng lâu dài. Thông qua đó khiến chi phí bảo trì, sửa chữa đội lên đáng kể.

Bỏ qua kiểm tra chất lượng và quá trình thi công

Giải pháp:

  • Chỉ sử dụng vật liệu có nguồn gốc rõ ràng. Kiểm tra chứng nhận chất lượng trước khi đưa vào thi công.
  • Yêu cầu nhà thầu cam kết thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Thường xuyên kiểm tra tiến độ và chất lượng công trình. Có thể thuê đơn vị giám sát độc lập nếu cần thiết.

Xem thêm:

Trên đây là chia sẻ kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm mà vẫn đảm bảo chất lượng. Cùng với đó là những sai lầm bạn cần tránh khi thực hiện xây nhà. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Xây dựng Mộc Trang

Công ty TNHH xây dựng và nội thất Mộc Trang – Đơn vị thiết kế và thi công xây dựng trọn gói 𝗰𝗵𝗮̂́𝘁 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 – 𝘂𝘆 𝘁𝗶́𝗻 tại Việt Nam.

☎ Hotline: 0936 558 994 – 0984 927 618

🏢 Trụ sở: Số 693 Trường Chinh, P Quán Trữ, Q Kiến An, TP Hải Phòng

🌏 Website: https://xaydungmoctrang.vn/

🌏 Fanpage: https://www.facebook.com/xaydungmoctrang.hp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *