Khởi công xây nhà là công việc sẽ đánh dấu một dấu mốc quan trọng đối với gia chủ. Đây là dấu mốc sẽ đánh dấu cho việc hiện thực hóa ngôi nhà mà bạn hằng mong ước. Chính vì thế mà nhiều gia chủ quyết định lựa chọn ngày lành tháng tốt để khời công. Tuy nhiên, nắng mưa là chuyện của trời nên bạn rất khó để kiểm soát. Đặc biệt khi trời mưa thì nhiều người lo lắng sẽ ảnh hưởng sau này. Vậy khởi công xây nhà trời mưa là điều tốt hay điều xấu? Hãy cùng Xây dựng Mộc Trang giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây
Mục lục
Khởi công xây nhà trời mưa là điều tốt hay xấu?
Khi xây dựng nhà cửa, một yếu tố quan trọng luôn lưu ý là lựa chọn ngày giờ đẹp để khởi công. Nhiều người tin rằng việc khởi công vào những ngày tốt sẽ mang lại may mắn và thuận lợi cho công trình. Tuy nhiên, một yếu tố khác không thể dự đoán trước là thời tiết. Đặc biệt là tình trạng mưa bão. Việc mưa lớn trong thời gian thi công có thể tạo ra những lo lắng. Cùng với đó là những băn khoăn về việc khởi công xây nhà trời mưa
Một mặt tích cực của việc gặp mưa khi khởi công là mưa giúp đất lún và nén chặt hơn. Tất cả nhờ vào tác động tự nhiên của nước. Điều này giúp cho nền móng của công trình được ổn định và chắc chắn hơn. Thông qua đó giúp giảm bớt công sức cần thiết để nén đất và dầm nền. Tuy nhiên, một số lúc mưa kéo dài hoặc liên tục trong nhiều ngày. Điều này có thể làm gián đoạn tiến độ thi công, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Thậm chí nó sẽ đôi khi gây khó khăn trong việc hoàn thành công trình đúng tiến độ. Cũng như lựa chọn ngày giờ thi công thuận lợi.
Vì vậy, mưa có thể mang lại một số lợi ích trong quá trình thi côn. Tuy nhiên nó cũng cần phải cân nhắc và có kế hoạch ứng phó. Từ đó đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình không bị ảnh hưởng quá nhiều. Lúc này đơn vị cần phối hợp để điều chỉnh kế hoạch thi công phù hợp điều kiện thời tiết. Tất cả cần phải đảm bảo công trình được hoàn thành đúng tiến độ. Đồng thời đạt chất lượng cao và không ảnh hưởng đến tài chính của gia chủ.
Phân tích phong thủy và khoa học việc khởi công xây nhà trời mưa
Xét về khía cạnh phong thủy
Trong phong thủy, nước được xem là yếu tố tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển và tài lộc. Do đó, nếu trong quá trình đổ móng gặp trời mưa, gia chủ không cần quá lo lắng. Đây thường được coi là dấu hiệu may mắn. Đồng thời báo hiệu một khởi đầu thuận lợi và hanh thông. Mưa có thể được hiểu như “lộc trời ban”, mang đến sự hưng thịnh và bình an cho ngôi nhà.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sẽ có những trường hợp mưa lớn kéo dài liên tục. Điều này có thể ảnh hưởng đến địa chất khu vực. Đặc biệt là các mạch nước ngầm dưới nền móng. Lúc này đất có thể bị xói mòn hoặc mất ổn định. Từ đó dẫn đến tình trạng lún, nứt nền trong tương lai. Do đó, việc theo dõi tình hình thời tiết và có biện pháp xử lý kịp thời là điều cần thiết. Thông qua đó đảm bảo chất lượng và phong thủy khi khởi công xây nhà trời mưa.
Xét về khía cạnh khoa học
Dưới góc độ kỹ thuật, khởi công xây nhà trời mưa có thể mang lại một số lợi ích nhất định. Lượng nước tự nhiên từ mưa giúp làm ẩm nền đất. Thông qua đó hỗ trợ quá trình nén và đầm đất. Từ đó giúp đất có độ chặt tốt hơn, hạn chế hiện tượng sụt lún về sau. Đồng thời, nhiệt độ môi trường giảm do mưa cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thi công. Điều này sẽ giúp họ làm việc thoải mái hơn so với thời tiết nắng nóng. Thông qua đó nâng cao hiệu suất lao động.
Tuy nhiên, nếu mưa quá lớn, kéo dài liên tục, nước có thể làm xói mòn đất. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự ổn định của nền móng. Từ đó gây sạt lở hoặc làm giảm độ kết dính của bê tông. Trong trường hợp này, gia chủ và đơn vị thi công cần có phương án dự phòng. Ví dụ như che chắn khu vực thi công, thoát nước kịp thời. Đồng thời kiểm tra độ bền của móng sau khi mưa tạnh.
Những biện pháp xử lý khi khởi công xây nhà trời mưa
Đánh giá nước mưa và đưa ra phương án xử lý
Mức độ ảnh hưởng của mưa đến công trình phụ thuộc vào cường độ và thời gian mưa:
- Mưa nhỏ, nhanh tạnh: Một số lúc trời chỉ có mưa nhỏ và kéo dài trong thời gian ngắn. Khi này công trình thường không bị ảnh hưởng đáng kể. Trong trường hợp này, cần đợi đến khi bê tông đạt đủ cường độ cần thiết. Cường độ phải đạt chuẩn trước khi tiếp tục các công đoạn thi công khác.
- Mưa lớn, kéo dài: Một số lúc gặp mưa lớn, kéo dài trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Lúc này cần đánh giá tổng lượng nước mưa rơi xuống khu vực thi công. Thông qua đó có phương án xử lý phù hợp. Một số giải pháp có thể áp dụng gồm:
- Tạm dừng thi công nếu điều kiện thời tiết không đảm bảo an toàn.
- Sử dụng bạt che phủ để bảo vệ khu vực thi công. Tránh nước mưa ảnh hưởng đến bê tông, vật liệu xây dựng.
- Kiểm tra hệ thống điện tại công trường, đề phòng các sự cố chập cháy do nước mưa gây ra.
Lựa chọn thời điểm thi công hợp lý
Để hạn chế tối đa rủi ro khi khởi công xây nhà trời mưa gây ra, việc lựa chọn thời điểm khởi công là rất quan trọng:
- Tránh khởi công vào mùa mưa. Hoặc những thời điểm có dự báo thời tiết bất lợi.
- Nếu có thể, nên dời ngày khởi công sang thời điểm nắng ráo. Thông qua đó đảm bảo điều kiện thi công thuận lợi.
- Một số trường hợp bắt buộc phải thi công trong mùa mưa. Lúc này cần có kế hoạch dự phòng và chuẩn bị đầy đủ các biện pháp bảo vệ công trình.
Bảo vệ công trình trong điều kiện mưa
Để giảm thiểu ảnh hưởng của việc khởi công xây nhà trời mưa đến tiến độ và chất lượng công trình, cần áp dụng một số biện pháp bảo vệ như:
- Sử dụng bạt che phủ: Che chắn các khu vực thi công. Đặc biệt là khu vực đổ bê tông, vật liệu xây dựng và máy móc để tránh bị ngấm nước.
- Lắp đặt hệ thống thoát nước tạm thời: Đào rãnh thoát nước hoặc sử dụng máy bơm nước. Từ đó giảm tình trạng ngập úng trong khu vực thi công.
- Chọn vật liệu chịu được thời tiết khắc nghiệt: Sử dụng các loại xi măng, bê tông chống thấm. Ngoài ra là sơn chống ẩm để tăng độ bền cho công trình trong điều kiện mưa nhiều.
Điều chỉnh quy trình thi công linh hoạt
Một số thời điểm điều kiện thời tiết không ổn định. Lúc này việc điều chỉnh kế hoạch thi công là rất cần thiết. Thông qua đó đảm bảo tiến độ mà vẫn giữ vững chất lượng công trình. Cụ thể
- Ưu tiên thực hiện các hạng mục quan trọng trong thời tiết khô ráo: Các công đoạn như đổ bê tông, lắp đặt kết cấu chính nên được thực hiện vào những ngày có thời tiết tốt để đảm bảo chất lượng và độ bền.
- Tăng cường nhân lực và sử dụng thiết bị hiện đại: Huy động thêm công nhân. Đồng thời sử dụng các thiết bị thi công tiên tiến để đẩy nhanh tiến độ. Thông qua đó hạn chế tối đa sự chậm trễ do thời tiết.
- Linh hoạt sắp xếp công việc: Một số lúc thời tiết không thuận lợi để thi công ngoài trời. Khi này có thể chuyển sang thực hiện các hạng mục trong nhà. Ví dụ như lắp đặt hệ thống điện, nội thất hoặc bảo trì thiết bị.
Các biện pháp thi công đặc biệt khi khởi công xây nhà trời mưa
Lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp
Việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng có khả năng chống thấm tốt là yếu tố quan trọng. Thông qua đó giúp nâng cao độ bền công trình khi khởi công xây nhà trời mưa. Một số tiêu chí quan trọng khi lựa chọn vật liệu chống thấm bao gồm:
- Sử dụng xi măng có khả năng chống thấm cao cho khu vực tiếp xúc trực tiếp với nước. Ví dụ như móng, tường ngoài, sàn mái, ban công để hạn chế tình trạng thấm dột.
- Ưu tiên các loại xi măng có đặc tính đông kết nhanh trong điều kiện độ ẩm cao. Thông qua đó giúp đẩy nhanh tiến độ thi công. Đồng thời hạn chế ảnh hưởng của nước mưa đến chất lượng bê tông.
- Lựa chọn các loại gạch nung hoặc gạch bê tông nhẹ có độ hút nước thấp. Thông qua đó giúp giảm thiểu nguy cơ thấm nước, rêu mốc. Đồng thời tránh tình trạng nứt vỡ do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Nên sử dụng các loại gạch đã qua xử lý chống thấm. Áp dụng tại các khu vực ngoại thất như sân thượng, tường rào, hành lang ngoài trời. Từ đó tăng độ bền và hạn chế rủi ro xuống cấp do thời tiết.
- Mái nhà, tường ngoài và các bề mặt sẽ là nơi tiếp xúc nhiều với nước. Lúc này cần sử dụng sơn chống thấm, màng chống thấm bitum hoặc vật liệu composite. Từ đó đảm bảo khả năng bảo vệ tối ưu.
Kỹ thuật thi công đặc biệt trong điều kiện mưa
Để đảm bảo chất lượng thi công khi khởi công xây nhà trời mưa, cần áp dụng một số kỹ thuật thi công chuyên biệt nhằm bảo vệ kết cấu công trình và đẩy nhanh tiến độ thi công:
- Khi đổ bê tông cho mái, sân thượng hoặc ban công, cần tạo độ dốc hợp lý. Từ đó nước mưa có thể thoát nhanh, tránh tình trạng đọng nước gây thấm dột.
- Sử dụng bạt che phủ hoặc mái tạm để bảo vệ khu vực thi công. Đồng thời hạn chế nước mưa rơi trực tiếp vào bê tông mới đổ. Từ đó tránh ảnh hưởng đến chất lượng kết cấu.
- Khi trát tường, cần sử dụng vữa có khả năng chống thấm cao. Từ đó tăng độ bền và hạn chế tình trạng tường bị thấm nước theo thời gian.
- Khi thi công tường hoặc sàn, có thể thiết kế thêm các rãnh thoát nước nhỏ. Điều này sẽ giảm áp lực nước lên bề mặt, tránh hiện tượng thấm ngược.
- Trong điều kiện ẩm ướt, quá trình bảo dưỡng tường cần được kiểm soát chặt chẽ. Từ đó đảm bảo tường đạt cường độ tốt nhất trước khi tiến hành các bước hoàn thiện.
Đối với hệ thống mái, việc chống thấm cần được thực hiện cẩn thận. Từ đó đảm bảo khả năng bảo vệ tối ưu:
- Chọn ngói có khả năng chống thấm tốt để tránh thấm nước qua các khe hở.
- Tăng độ dốc mái giúp nước mưa thoát nhanh hơn, giảm nguy cơ thấm dột vào kết cấu bên trong.
- Lắp đặt lớp chống thấm dưới ngói như màng bitum. Hoặc tấm lợp chống thấm để bảo vệ tối đa phần mái nhà.
Đảm bảo an toàn điện trên công trường trong mùa mưa
An toàn điện là một trong những vấn đề quan trọng cần đặc biệt chú ý khi khởi công xây nhà trời mưa. Một hệ thống điện an toàn sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ chập cháy, rò rỉ điện và tai nạn lao động. Cụ thể như sau
- Thiết kế và lắp đặt hệ thống điện tạm đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn điện trong xây dựng.
- Sử dụng thiết bị điện chống nước, chống ẩm để hạn chế rủi ro rò rỉ điện khi trời mưa.
- Lắp đặt hệ thống tiếp địa và thiết bị bảo vệ dòng rò. Đảm bảo an toàn cho người lao động khi sử dụng điện tại công trường.
- Áp dụng quy trình sử dụng điện an toàn. Quy định rõ cách vận hành, kiểm tra và xử lý sự cố trong thời tiết mưa.
- Tổ chức đào tạo cho công nhân về cách xử lý sự cố điện khi gặp tình huống bất ngờ.
- Hướng dẫn công nhân cách sơ cứu trong trường hợp tai nạn điện. Từ đó có thể ứng phó kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì hệ thống điện. Đặc biệt là trong những ngày mưa lớn.
- Máy phát điện dự phòng cần được trang bị. Đảm bảo nguồn điện liên tục cho các thiết bị quan trọng khi mất điện.
- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng khẩn cấp tại các khu vực thi công chính. Từ đó đảm bảo an toàn lao động vào buổi tối hoặc trong điều kiện thiếu sáng.
- Xây dựng phương án ngắt điện khẩn cấp. Thông qua đó có thể ngắt nguồn điện nhanh chóng khi xảy ra sự cố.
Xem thêm:
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc khởi công xây nhà trời mưa tốt hay xấu. Cùng với đó là các biện pháp kỹ thuật an toàn khi thực hiện mùa mưa. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Xây dựng Mộc Trang theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH xây dựng và nội thất Mộc Trang – Đơn vị thiết kế và thi công xây dựng trọn gói 𝗰𝗵𝗮̂́𝘁 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 – 𝘂𝘆 𝘁𝗶́𝗻 tại Việt Nam.
Hotline: 0936 558 994 – 0984 927 618
Trụ sở: Số 693 Trường Chinh, P Quán Trữ, Q Kiến An, TP Hải Phòng
Website: https://xaydungmoctrang.vn/