Móng là bộ phận quan trọng đóng góp vào sự chắc chắn của ngôi nhà. Đây là bộ phận có chức năng truyền tải toàn bộ tải trọng của công trình xuống nền đất. Chính vì thế mà bộ phận này cần được thiết kế và thi công cẩn thận. Thông qua đó đảm bảo chất lượng và an toàn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi khu vực sẽ có loại móng thi công khác nhau. Từ đó dẫn đến chi phí thi công móng nhà khác nhau. Vậy chi phí làm móng nhà 1 tầng rơi vào khoảng bao nhiêu? Hãy cùng Xây dựng Mộc Trang tìm hiểu chi tiết trong bài viết này
Mục lục
Nhà 1 tầng nên dùng loại móng nhà nào?
Trước khi tìm hiểu chi phí làm móng nhà 1 tầng thì cần biết nhà 1 tầng nên dùng loại móng nhà. Nếu nền đất nơi xây dựng có độ cứng cao, móng băng sẽ là lựa chọn tối ưu. Móng băng giúp phân bổ tải trọng của công trình một cách đều đặn. Tất cả đều được phân bổ đều lên toàn bộ diện tích nền đất. Từ đó nâng cao khả năng chịu lực. Đồng thời giảm thiểu vấn đề liên quan sự lún hay chuyển vị công trình.
Tuy nhiên, một số công trình xây dựng trên nền đất yếu hoặc không có chịu lực tốt. Lúc này cần phải áp dụng các biện pháp gia cố đặc biệt. Thông qua đó đảm bảo tính an toàn và ổn định cho công trình. Một trong những giải pháp phổ biến là sử dụng các loại cọc tre hoặc cọc cừ tràm. Các loại cọc này sẽ tạo ra sự liên kết vững chắc với các lớp đất sâu hơn. Từ đó truyền tải tải trọng của công trình xuống các lớp đất ổn định hơn.
Trước khi quyết định phương án móng, việc khảo sát địa chất là vô cùng cần thiết. Quá trình này giúp xác định các đặc tính của nền đất. Ví dụ như độ cứng, khả năng chịu lực. Cùng với đó là các yếu tố ảnh hưởng khác như mức độ nước ngầm. Từ đó đưa ra các tính toán chính xác về loại móng cần sử dụng. Đồng thời dự toán chi phí xây dựng móng sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Hệ số quy đổi diện tích xây dựng phần nền móng
Trước khi tiến hành tính toán chi phí làm móng nhà 1 tầng, chủ đầu tư và nhà thầu cần xác định chính xác diện tích xây dựng của từng hạng mục công trình. Việc này giúp lập dự toán chi phí chính xác. Đồng thời kiểm soát ngân sách và tối ưu hóa nguồn lực thi công. Dưới đây là cách phân bổ diện tích xây dựng theo từng phần:
- Móng đơn (móng cọc, móng băng nông): Tính khoảng 30% diện tích tầng trệt.
- Móng băng sâu, móng bè: Tính khoảng 50% diện tích tầng trệt do yêu cầu chịu tải lớn hơn.
- Diện tích tầng trệt được tính bằng 100% diện tích mặt sàn.
- Phần sàn tầng lửng được tính 100% diện tích thực tế nếu đổ sàn toàn bộ.
- Phần ô trống thông tầng (giếng trời, thông tầng cầu thang) được tính 70% diện tích.
- Các tầng lầu trên được tính 100% diện tích sàn.
- Nếu có ban công, logia, phần diện tích nhô ra ngoài có thể được tính. Tất cả tính theo tỷ lệ khác tùy thuộc vào thiết kế.
- Phần sân thượng có mái che (trong nhà): Tính 100% diện tích.
- Phần sân thượng không có mái che (ngoài nhà): Tính 70% diện tích.
- Mái bằng bê tông cốt thép: Tính 100% diện tích sàn.
- Mái tôn: Tính 50% diện tích sàn.
- Mái ngói (có hệ vì kèo): Tính 70% diện tích sàn.
- Mái ngói đổ bê tông dán ngói: Tính 100% diện tích sàn do có kết cấu chịu lực lớn.
- Diện tích sân vườn và tường rào thường được tính khoảng 70% diện tích thực tế.
Chi phí làm móng nhà 1 tầng là bao nhiêu?
Chi phí làm móng băng nhà 1 tầng
Móng băng là loại móng nông. Nó thường được sử dụng cho các công trình có tải trọng trung bình. Ví dụ như biệt thự 1 tầng, nhà cấp 4 trên 200m². Công thức tính chi phí làm móng nhà 1 tầng loại móng băng như sau:
- Móng băng một phương: Chi phí = 50% x Diện tích sàn x Đơn giá xây thô
- Móng băng hai phương: Chi phí = 50% x Diện tích sàn x Đơn giá xây thô
Ví dụ tính toán:
Giả sử một ngôi nhà 1 tầng có diện tích 100m², với đơn giá xây thô là 3,5 triệu đồng/m². Lúc này chi phí làm móng băng sẽ được tính như sau:
- Móng băng một phương: 50% x 100m2 x 3.500.000 đ/m2 = 175.000.000 đồng
- Móng băng hai phương: 70% x 100m2 x 3.500.000 đ/m2 = 245.000.000 đồng
Chi phí làm móng cọc ép tải nhà 1 tầng
Móng cọc ép tải là loại móng sâu. Loại móng nhà được sử dụng cho các công trình có tải trọng lớn. Ví dụ như nhà xưởng, biệt thự có diện tích lớn, công trình nhiều tầng. Với loại móng này, công thức tính chi phí làm móng nhà 1 tầng ép tải như sau
Chi phí móng cọc ép tải = (đơn giá cọc/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (tiền thuê nhân công ép cọc) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích sàn x đơn giá xây thô)
Giải thích các yếu tố:
- Đơn giá cọc: Tùy thuộc vào loại cọc (bê tông cốt thép, thép), kích thước cọc và chất liệu cọc.
- Số lượng cọc: Phụ thuộc vào tải trọng công trình và địa chất khu vực.
- Chiều dài cọc: Xác định dựa trên độ sâu của lớp đất tốt.
- Chi phí nhân công ép cọc: Dao động từ 20 – 30 triệu đồng/công trình.
- Hệ số đài móng: Thường dao động từ 0,2 – 0,3 tùy vào phương án thiết kế.
Ví dụ tính toán:
Giả sử với một ngôi nhà 1 tầng, diện tích 100m², các thông số cụ thể như sau:
- Giá cọc: 230.000 đồng/m
- Chiều dài cọc: 10m
- Số lượng cọc: 20 cọc
- Chi phí nhân công ép cọc: 20.000.000 đồng
- Hệ số đài móng: 0,2
- Đơn giá xây thô: 3.700.000 đồng/m²
Chi phí móng cọc ép tải được tính như sau: (230.000đ/m x 20 cọc x 10m) +(20.000.000 đồng) + (0.2 x 100m² x 3.700.000 đồng/m²) = 140.000.000 đồng
Chi phí thi công móng cọc khoan nhồi
Móng cọc khoan nhồi có độ sâu lớn, khả năng chịu tải trọng cao. Nó thường được sử dụng cho công trình cao tầng, nhà có nền đất yếu. Cùng với đó là công trình cần độ ổn định cao. Công thức tính chi phí làm móng nhà 1 tầng cọc khoan nhồi tương tự móng cọc ép tải. Tuy nhiên có sự khác biệt:
- Đơn giá khoan nhồi thường cao hơn ép cọc từ 1,5 – 2 lần.
- Không có chi phí thuê nhân công ép cọc.
Ví dụ tính toán:
Giả sử cũng với ngôi nhà 1 tầng 100m², nhưng sử dụng cọc khoan nhồi với:
- Đơn giá khoan nhồi: 450.000 đồng/m
- Số lượng cọc: 20
- Chiều dài cọc: 10m
- Hệ số đài móng: 0,2
- Đơn giá xây thô: 3.700.000 đồng/m²
Chi phí móng cọc khoan nhồi được tính như sau: (450.000 đ/m x 20 x 10m) +(0.2 x 100m2 x 3.700.000 đ/m2) = 164.000.000 đồng
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm móng nhà 1 tầng
Diện tích công trình xây dựng
Diện tích nền móng thường chiếm khoảng 30% – 50% diện tích mặt sàn của công trình. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào:
- Tính chất nền đất: Nền đất yếu, cần gia cố thêm. Điều này sẽ dẫn đến diện tích móng có thể phải mở rộng. Hoặc sử dụng móng sâu (móng cọc, móng bè).
- Thiết kế công trình: Một số công trình có kiến trúc phức tạp, nhiều tầng. Thậm chí công trình còn có kết cấu vươn rộng. Lúc này sẽ yêu cầu móng có diện tích lớn hơn để đảm bảo độ ổn định.
Quy mô công trình
Khi tải trọng công trình lớn, nhà thầu có thể phải tăng số lượng cọc. Cùng với đó là mở rộng chiều sâu cọc hoặc mở rộng diện tích móng. Từ đó làm tăng tổng chi phí làm móng nhà 1 tầng. Quy mô công trình càng lớn, tải trọng tác động lên nền móng càng cao. Điều này sẽ kéo theo chi phí thi công móng tăng do:
- Công trình cao tầng cần sử dụng móng cọc, móng bè. Hoặc móng băng chịu lực lớn để đảm bảo khả năng chịu tải.
- Nhà xưởng, công trình công nghiệp có tải trọng lớn, kết cấu đặc biệt. Vì thế chi phí gia cố móng cũng sẽ cao hơn.
Đơn giá thi công
Tùy thuộc vào từng địa phương, thời điểm xây dựng và loại móng sử dụng, đơn giá thi công có thể biến động đáng kể. Đơn giá thi công nền móng được tính dựa trên:
- Chi phí vật liệu xây dựng: Bê tông, thép, cọc bê tông cốt thép, gạch đá, xi măng, cát, đá…
- Chi phí nhân công: Mức giá thuê thợ xây dựng khác nhau. Tất cả tùy theo khu vực, thời điểm và trình độ tay nghề.
- Phương pháp thi công:
- Móng đổ tại chỗ có chi phí nhân công cao hơn nhưng đảm bảo chất lượng tốt hơn.
- Móng lắp ghép có thể tiết kiệm thời gian và nhân công nhưng cần máy móc chuyên dụng.
Đặc điểm địa chất
Địa chất khu vực xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế móng. Thông qua đó đó tác động đến chi phí làm móng nhà 1 tầng. Do đó, trước khi xây dựng, cần khảo sát địa chất kỹ lưỡng. Từ đó lựa chọn phương án móng phù hợp nhất. Cụ thể như sau
Nền đất cứng, ổn định:
- Có thể sử dụng móng đơn hoặc móng băng nông, giúp tiết kiệm chi phí.
- Nếu dùng móng cọc, khối lượng thi công ít hơn do cọc không cần đóng quá sâu.
Nền đất yếu, dễ sụt lún:
- Bắt buộc phải gia cố bằng cọc khoan nhồi, cọc bê tông cốt thép hoặc móng bè. Từ đó dẫn đến chi phí cao hơn.
- Thời gian thi công kéo dài hơn để đảm bảo công trình đạt độ ổn định lâu dài.
Địa điểm xây dựng
Chi phí làm móng nhà 1 tầng cũng bị ảnh hưởng bởi vị trí địa lý và điều kiện thi công:
Công trình xây dựng trong hẻm nhỏ:
- Khó vận chuyển vật liệu, cần sử dụng phương tiện nhỏ hoặc nhân công khuân vác. Từ đó làm tăng chi phí vận chuyển.
- Hạn chế về mặt bằng thi công, có thể phải dùng máy móc nhỏ gọn. Hoặc thi công thủ công, gây tăng chi phí nhân công.
Công trình xây dựng tại mặt tiền đường lớn:
- Dễ dàng vận chuyển vật liệu, máy móc vào công trình, giảm bớt chi phí vận chuyển.
- Điều kiện thi công thuận lợi giúp tiết kiệm thời gian và nhân công.
Công trình tại thành phố so với nông thôn:
- Chi phí nhân công, vật liệu tại thành phố cao hơn. Điều này dó mức sống và nhu cầu xây dựng lớn.
- Ở nông thôn, chi phí nhân công thấp hơn. Tuy nhiên chịu chi phí vận chuyển vật liệu cao hơn do xa nhà cung cấp.
Các giải pháp giúp tối ưu chi phí làm móng nhà 1 tầng
Lựa chọn đơn vị thi công uy tín và có kinh nghiệm
Việc lựa chọn đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm là yếu tố then chốt. Nó sẽ đảm bảo chất lượng và tiến độ của công trình xây dựng. Các nhà thầu uy tín thường sở hữu đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề. Đồng thời có trình độ chuyên môn cao. Họ sử dụng vật liệu xây dựng đảm bảo chất lượng. Tất cả phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
Quy trình thi công của các đơn vị này cũng rất chuyên nghiệp. Bao gồm khâu lập kế hoạch, thiết kế, cho đến thi công thực tế. Thông qua đó giúp công trình được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng tiến độ. Đồng thời hạn chế tối đa những chi phí phát sinh không cần thiết. Đặc biệt là liên quan đến việc chi phí làm móng nhà 1 tầng không phù hợp với thực tế. Ví dụ như trong trường hợp nhà 3 tầng hoặc 1 tầng.
Lên kế hoạch chi tiết và dự toán chi phí kỹ lưỡng
Trước khi bắt đầu bất kỳ công trình xây dựng nào, việc lập một kế hoạch chi tiết và dự toán chi phí một cách kỹ lưỡng là bước không thể thiếu. Kế hoạch này cần bao gồm toàn bộ các hạng mục công trình. Bao gồm phần thô cho đến hoàn thiện. Trong đó đặc biệt chú trọng đến chi phí xây dựng móng.
Dự toán chi phí chính xác không chỉ giúp bạn kiểm soát ngân sách của dự án. Nó còn giúp hạn chế các chi phí phát sinh không mong muốn trong suốt quá trình thi công. Việc dự toán chi phí kỹ lưỡng còn giúp bạn chuẩn bị nguồn lực tài chính ổn định. Từ đó tránh tình huống phải ngừng thi công giữa chừng do thiếu hụt tài chính.
Giám sát chặt chẽ quá trình thi công
Giám sát quá trình thi công là một yếu tố quan trọng. Nó sẽ đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ thi công. Việc giám sát chặt chẽ không chỉ giúp phát hiện sớm các vấn đề kỹ thuật, sai sót. Nó còn giúp xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh. Từ đó tránh làm tăng chi phí không cần thiết. Đồng thời, giám sát cũng giúp đảm bảo rằng các công đoạn thi công được thực hiện đúng theo thiết kế và yêu cầu kỹ thuật. Thông qua đó bảo vệ tính bền vững và an toàn của công trình trong suốt quá trình sử dụng.
Xem thêm:
- Cách kiểm tra ép cọc bê tông chi tiết và chính xác nhất
- Khoảng cách tối thiểu giữa 2 cọc ép là bao nhiêu?
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc chi phí làm móng nhà 1 tầng là bao nhiêu. Cùng với đó là các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp giúp tối ưu chi phí. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Xây dựng Mộc Trang theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH xây dựng và nội thất Mộc Trang – Đơn vị thiết kế và thi công xây dựng trọn gói 𝗰𝗵𝗮̂́𝘁 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 – 𝘂𝘆 𝘁𝗶́𝗻 tại Việt Nam.
Hotline: 0936 558 994 – 0984 927 618
Trụ sở: Số 693 Trường Chinh, P Quán Trữ, Q Kiến An, TP Hải Phòng
Website: https://xaydungmoctrang.vn/