Hiện nay, tầng hầm đang là phương án xây dựng của rất nhiều mẫu nhà và các tòa văn phòng. Những khu vực này chủ yếu thường được dùng làm nơi đỗ xe tại các tòa thương mại. Ngoài để xe, một số gia chủ sử dụng tầng hầm để sưu tầm rượu (hầm rượu). Hoặc bố trí làm phòng sưu tầm đồ cổ, phòng chơi nhạc… Lợi ích là như vậy những chi phí xây dựng tầng hầm là vấn đề nhiều người đắn đo nhất. Hiểu được điều này, Xây dựng Mộc Trang xin chia sẻ tới các bạn cách tính diện tích xây dựng tầng hầm và chi phí xây dựng chi tiết trong bài viết này
Mục lục
Vì sao tầng hầm được mọi người lựa chọn xây dựng?
Tầng hầm được xây dựng phổ biến hiện nay vì nó mang lại nhiều lợi ích. Cùng với đó là tạo ra tiện ích cho các dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng. Dưới đây là một số lý do chính:
- Tối ưu hóa không gian: Tầng hầm cho phép sử dụng không gian dưới mặt đất. Đồng thời không làm ảnh hưởng đến bố trí và thiết kế của khuôn viên trên mặt đất. Điều này giúp tận dụng không gian một cách hiệu quả và tối ưu hóa diện tích sử dụng.
- Giải quyết vấn đề về chỗ đậu xe: Việc xây dựng tầng hầm cung cấp một giải pháp cho vấn đề thiếu chỗ đậu xe. Đặc biệt là cung cấp giải pháp tại các khu vực đông dân cư và thương mại. Tầng hầm đóng vai trò quan trọng trong việc giữ xe. Từ đó giảm áp lực về chỗ đậu xe trên mặt đất.
- Bảo vệ môi trường và cảnh quan: Việc chôn ngầm hệ thống đậu xe và các công trình hạ tầng khác vào tầng hầm giúp bảo vệ cảnh quan và môi trường xung quanh. Điều này giúp giữ cho mặt đất trở nên xanh đẹp hơn và giảm ô nhiễm môi trường.
- An toàn và bảo mật: Tầng hầm cung cấp một không gian an toàn và bảo mật. Đặc biệt cho việc lưu trữ hàng hóa, phương tiện hoặc các thiết bị quan trọng. Việc xây dựng tầng hầm thường đi kèm với các biện pháp bảo vệ và kiểm soát an ninh. Từ đó tạo cảm giác yên tâm cho người sử dụng.
Nhu cầu xây dựng tầng hầm
Cách tính diện tích xây dựng tầng hầm và chi phí
Cách tính diện tích tầng hầm và bảng giá xây dựng
Diện tích của tầng hầm được tính dựa vào độ sâu so với code vỉa hè. Đồng thời cách tính diện tích xây dựng tầng hầm dựa theo hệ số của diện tích sàn xây dựng. Cụ thể như sau:
- Độ sâu dưới 1,3m so với code vỉa hè được tính bằng 130% diện tích sàn
- Độ sâu 1,3 – dưới 1,5m so với code vỉa hè được tính bằng 150% diện tích sàn.
- Độ sâu từ 1,5 – dưới 1,7m: so với code vỉa hè được tính bằng 170% diện tích sàn.
- Độ sâu 1,7 – dưới 2m: so với code vỉa hè được tính bằng 200% diện tích sàn.
- Độ sâu > 2m: so với code vỉa hè được tính bằng 250% diện tích sàn.
- Hầm sâu hơn hãy liên hệ để có hệ số chính xác
Lưu ý: Đối với hầm có diện tích sử dụng < 80 m2: hệ số tính như trên + 20% diện tích.
Thông thường xây hầm sẽ được tính theo đơn giá phần thô công trình. Cùng với đó dựa trên cách tính tổng diện tích xây dựng của công trình có tầng hầm/ tầng bán hầm. Cụ thể như sau:
- Công trình có diện tích thi công S ≥ 350m2, đơn giá thi công 3.250.000 VNĐ/m2.
- Công trình có diện tích thi công 300m2 ≤ S ≤ 350m2, đơn giá thi công 3.400.000 VNĐ/m2.
- Công trình có diện tích thi công 250m2 ≤ S ≤ 300m2, đơn giá thi công 3.550.000 VNĐ /m2.
- Công trình có diện tích thi công 200m2 ≤ S ≤ 250m2, đơn giá thi công 3.750.000 VNĐ /m2.
- Công trình có diện tích thi công S < 200m2, tính theo thực tế.
Cách tính diện tích tầng hầm
Cách tính chi phí xây dựng tầng hầm
Chi phí thi công tầng hầm thường chiếm khoảng 20-30% tổng ngân sách xây nhà. Nó sẽ tùy thuộc vào quy mô, độ sâu và điều kiện địa chất của dự án. Một tầng hầm tiêu chuẩn có diện tích khoảng 100m2 – 150m2 có thể tốn khoảng 450 triệu – 1 tỷ đồng để xây dựng. Ước tính như sau:
- Thiết kế kết cấu, thuyết minh biện pháp thi công hầm: 100.000 vnđ/m2 – 150.000 đ/m2
- Đào đất và hạ nền: Chiếm khoảng 20 – 30% tổng chi phí. Giá dao động từ 200 – 400 nghìn đồng/m3 đất đào.
- Ép cọc bê tông: Chiếm khoảng 30 – 40% tổng chi phí. Chi phí cọc 240.000 đ – 270.000 vnđ/mét dài (tùy vào chiều sâu của cọc). Chi phí ca ép và nhân công khoảng 17.000.000 vnđ – 25.000.000 vnđ.
- Xây khung tường móng, tường bao quanh hầm: Chiếm khoảng 5% tổng chi phí.
- Hệ thống thông gió, điện nước, chiếu sáng, cửa đi lại: Chiếm 15% – 25% tổng chi phí.
- Chi phí hoàn thiện (nếu có): Khoảng 10%.
- Phí giám sát thi công: Khoảng 5% tổng ngân sách.
Để tính toán chính xác hơn mới bạn đọc tính theo công thức sau:
Chi phí xây tầng hầm = Diện tích xây dựng hầm/ bán hầm x đơn giá thi công
Diện tích xây dựng tầng hầm/ bán hầm = Diện tích sàn hầm x Hệ số diện tích.
Ví dụ dự toán chi phí xây tầng hầm cụ thể: hầm có diện tích sàn 160m2, sâu 1.5m so với code vỉa hè. Với phần thô có đơn giá 3.7500.000 vnđ/m2.
Diện tích xây dựng tầng hầm: 160m2 x 150% = 240m2.
=> Chi phí xây dựng tầng hầm: 240m2 x 3.750.000 VNĐ/m2 = 900.000.000 VNĐ.
Cách tính chi phí xây tầng hầm
Những quy định liên quan trong diện tích tầng hầm
Quy định trong cách tính diện tích tầng hầm
- Chiều cao tối thiểu: 2.2m (tính từ mép cửa hầm vuông góc với mặt dốc).
- Độ dốc: Tối đa 15-20% (dốc xoắn ốc tối đa 13%).
- Độ sâu: Tối đa 1.5m so với bề mặt đất tự nhiên. Độ sâu trung bình đến đáy móng là 3m.
Quy định về kỹ thuật xây dựng khi thi công hầm
- Nền và vách hầm cần đổ bê tông cốt thép dày 20cm và phải đảm bảo chống thấm kỹ lưỡng. Từ đó tránh bị các loại nước thải sinh hoạt, nước ngầm thấm vào gây ảnh hưởng chất lượng.
- Thiết kế rãnh âm hứng nước mưa bên cạnh dốc hầm. Đồng thời dẫn ra hệ thống thoát nước của ngôi nhà.
- Quy định phần nổi tầng hầm không được cao quá 1,2m so với vỉa hè.
- Vị trí đường hầm phải cách ranh lộ giới tối thiểu 3m.
- Không được thiết kế tầng hầm có lối lên xuống cho ô tô tiếp cận trực tiếp với mặt đường. Áp dụng nếu mặt tiền nhỏ hơn 6m.
- Đối với nhà phố ngắn, hẹp, không có sân thì độ dốc tối đa 25%.
- Ngoài ra, gia chủ cũng cần nắm bắt được quy định xây dựng tại khu dân cư từ cục quản lý khu đô thị nhằm đảm bảo mỹ quan cho khu phố.
Quy định về tầng hầm
Đảm bảo kết cấu và kỹ thuật
- Chống thấm, chống ngập: Dựa trên điều kiện địa chất và cao độ của tầng hầm mà chủ đầu tư cần lựa chọn phương pháp chống thấm, chống ngập hiệu quả như sơn chống thấm, vữa chống thấm,…
- Kết cấu khung thép: bê tông vững chắc nhằm đảm bảo khả năng chịu lực tốt. Cho nền móng công trình.
- Ánh sáng và thông thoáng: Tầng hầm cần được thiết kế đảm bảo ánh sáng và thông thoáng. Từ đó tránh cảm giác ngột ngạt, bí bách.
- Công suất phục vụ: Nếu sử dụng tầng hầm để đậu xe, hãy cân đối số tầng với diện tích. Cùng với đó là quy mô hầm để tránh quá tải.
Những lưu ý khi xây dựng tầng hầm
- Chiều dài của căn nhà quá ngắn sẽ rất khó khăn trong việc xây dựng ram dốc (đường cho xe lên, xuống hầm).
- Ram dốc nên được làm cân đối. Bạn có thể lựa chọn một là làm hẳng ram dốc chỉ cho xe máy đi. Hai là làm ram dốc cho cả xe máy và ô tô đi.
- Hãy lưu ý rằng nếu diện tích hầm nhỏ, cộng thêm đó là diện tích của ram dốc và các công trình phụ sẽ làm không gian sử dụng được bị thu hẹp lại. Chúng ta không thể tối ưu diện tích sử dụng được. Điều này làm tốn kém chi phí bỏ ra để xây dựng hầm và không hiệu quả.
- Bạn chỉ nên xây hầm khi nhà bạn có quy mô lớn từ 4 tầng trở lên. Vì nếu nhà bạn từ 3 tầng trở xuống sẽ không tận dụng hết ưu điểm của căn hầm.
Xem thêm:
- Cách tính m2 xây dựng tường rào và chi phí xây dựng
- Cách tính diện tích sàn xây dựng nhà chuẩn xác nhất
Trên đây là cách tính diện tích xây dựng tầng hầm và chi phí xây dựng chi tiết. Cùng với đó là những quy định về việc xây dựng tầng hầm. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Xây dựng Mộc Trang theo thông tin bên dưới
Công ty TNHH xây dựng và nội thất Mộc Trang – Đơn vị thiết kế và thi công xây dựng trọn gói 𝗰𝗵𝗮̂́𝘁 𝗹𝘂̛𝗼̛̣𝗻𝗴 – 𝘂𝘆 𝘁𝗶́𝗻 tại Việt Nam.
Hotline: 0936 558 994 – 0984 927 618
Trụ sở: 693 Trường Chinh, Quán Trữ, Kiến An, Hải Phòng
Website: https://xaydungmoctrang.vn/